Người phạm tội tự thú

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 31 - 33)

Người phạm tội tự thú là tự mình nhận tội có thể do sự ăn năn hối hận của bản thân hoặc có thể do tác động của gia đình, người thân và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện thì cũng được xem là tự thú. Pháp luật quy định người phạm tội tự thú là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 22

và có thể được miễn trách nhiệm hình sự 23

, nếu xét thấy tội phạm không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Pháp luật quy định như vậy nhằm thể hiện chính sách khoan hồng, nhất quán của Nhà nước ta, thực hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta với những người lỗi lầm mà chịu nhìn nhận lỗi lầm của mình. Tuy nhiên, cần phân biệt tự thú và đầu thú để tránh nhầm lẫn giữa hai hình thức này: Đầu thú là có người biết hành vi phạm tội của người

22Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999:

“1. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

o. Người phạm tội tự thú;

…”

23

Khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự 1999 quy địnhđể miễn trách nhiệm hình sự, người phạm tội phải có đủ các điều

kiện sau:

+ Trước khi tội phạm bị phát giác, người phạm tội đã tự thú;

+ Người phạm tội khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc điều tra, phát hiện tội phạm;

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện, còn tự thú là người thực hiện hành vi chưa bị phát hiệnđến cơ quan có thẩm quyền khai nhận mọi hành vi của mình. Mặt khác, đầu thú chỉ được áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội, còn tự thú được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự và nếu đủ điều kiện tại khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự thì người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Pháp luật quy định người phạm tội tự thú mang ý nghĩa rất quan trọng, trước hết quy định này mang tính chất phòng ngừa tội phạm, khuyến khích người phạm tội nhận ra hành vi vi phạm pháp luật của mình. Hành vi tự thú không chỉ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật sớm khám phá ra tội phạm và ngăn chặn được hành vi tiếp tục thực hiện tội phạm mà còn tác động tích cực đối với những đối tượng khác đã hoặc đang có hành vi phạm tội, làm cho các đối tượng này phải hoang mang, dao động mà tự kiềm chế các hành vi và ý đồ thực hiện tội phạm của mình. Bên cạnh đó, tự thú còn giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng rút ngắn được thời gian tìm ra tội phạm thật sự đồng thời làm giảm bớt chi phí của Nhà nước trong việc phòng chống tội phạm.

Người phạm tội có thể tự thú trước cơ quan tiến hành tố tụng hoặc các cơ quan, tổ chức khác. Các cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗở và những lời khai của người tự thú24, trong đó ghi cụ thể về hành vi phạm tội, những người có thể biết được việc phạm tội, công cụ, phương tiện phạm tội và những tình tiết khác cho phép khẳng định lời khai của người tự thú là đúng. Cán bộ tiếp nhận cùng người tự thú ký tên vào biên bản. Nếu cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú không phải là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thì cơ quan, tổ chức này có trách nhiệm báo ngay cho Cơ quan điều tra phải kiểm tra lại lời tự thú, động cơ, mục đích của người tự thú, đối chiếu với các chứng cứ khác để xem lời tự thú có chính xác và đúng đắn hay không. Vì lời tự thú là một tài liệu rất quan trọng và cũng có trường hợp tự thú về tội nhẹ để che giấu tội nặng hơn hoặc nhận tội mà mình không phạm.

Ví dụ: Trần Văn K đã dùng dao đâm chết Nguyễn Văn T do mâu thuẫn cá nhân. Trần Văn H là cha ruột của K đã chứng kiến vụ án và ông H đã đến Cơ quan điều tra nơi ông cư trú tự thú hành vi giết T do mình gây ra. Như vậy, trong trường hợp này, ông H đã nhận thay tội mà mình không thực hiện vì tình cảm. Do đó, Cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh rõ xem có dấu hiệu tội phạm trong lời tự thú này không.

24Điều 102 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

Khi người phạm tội đến tự thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề

Nhìn chung, Điều 102 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã bổ sung thêm “tổ chức” có thẩm quyền tiếp nhận người phạm tội đến tự thú và bổ sung thêm: “cơ quan, tổ chứctiếp nhận người phạm tội tự thú có trách nhiệm báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát”. Điều này giúp cho các cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận người tự thú chuyển đến cơ quan có thẩm quyền khắc phục tình trạng, chậm trễ không tập trung. Đồng thời tăng cường trách nhiệm đấu tranh và chống tội phạm của các cơ quan, tổ chức dẫn đến không bỏ lọt tội phạm.

Tóm lại, năm cơ sở trên mà luật quy định có độ tin cậy khác nhau. Trong đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có độ tin cậy cao bởi pháp luật trao cho những chủ thể này trách nhiệm, nghĩa vụ trực tiếp xác định có dấu hiệu tội phạm xảy ra hay không rồi mới quyết định việc khởi tố. Tiếp theo là tin báo của cơ quan, tổ chức đặc biệt là cơ quan thanh tra, trinh sát trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Những chủ thể này trong phạm vi nhiệm vụ của mình có thể phát hiện ra dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vựcnào đó, bởi những chủ thể này được trang bị trình độ pháp luật và trình độ chuyên môn nên khả năng phát hiện tội phạm cũng rất cao. Mặt khác, các nguồn tin của các chủ thể khác (công dân, thông tin đại chúng…) có độ chính xác không cao, không phải lúc nào các chủ thể này cũng xác định đúng sự việc xảy ra là vụ án hình sự. Bởi những chủ thể này nhận thức pháp luật không cao, không có khả năng xác định được chính xác sự việc xảy ra là có hay không có dấu hiệu tội phạm hoặc có khi thực hiện hành vi trên nhằm quấy nhiễu, trêu chọc lực lượng Công an… Như vậy, những chủ thể khác nhau có trình độ nhận thức về pháp luật khác nhau nên độ tin cậy trong việc phản ánh có tội phạm xảy ra hay không cũng khác nhau. Vì vậy, Cơ quan điều tra cần tiến hành xác minh, kiểm tra làm rõ sự việc đó có phải là vụ án hình sự không và có dấu hiệu tội phạm hay không để quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)