Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 48 - 54)

b. Hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án

2.2.1.4 Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ

chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật

Theo quy định tại Điều 136 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) quy định: “Các bản án và quy định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.

Như vậy, bản án hay quyết định của Tòa án, cơ quan xét xử của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp luật tức không kháng cáo, kháng nghị thì Cơ quan điều tra cũng như Viện kiểm sát không được khởi tố vụ án hình sự lần thứ hai đối với hành vi phạm tội đã có bản án hoặc quyết định nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc giải quyết vụ án hình sự. Bởi Tòa án ra bản án nhân danh Nhà nước để quyết định việc bị cáo phạm tội hay không phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác, nếu có căn cứ để đình chỉ vụ án thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án. Do đó, khi Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đối với việc nào đó thì có nghĩa là sự việc đó đã được giải quyết và không ai có quyền khởi tố lại sự việc đã được giải quyết. Nếu có lý do xác định bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án không đúng thì Viện kiểm sát kháng nghị theo quy định của pháp luật.

37Người phạm tội nhận thấy hậu quả hoặc không thấy được hậu quả do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra, không

Ví dụ: Ngày 16-9-2001 đã xảy ra vụ cố ý gây thương tích tại 34 Trần Phú, Nha Trang. Người bị một số thanh niên dùng mã tấu đuổi chém, người bị gây thương tích là ông Nguyễn Chí H. Kết luận giám định pháp y xác định tỷ lệ thương tật của ông H là 37% (xếp hạng thương tật vĩnh viễn). Vụ án trên ban đầu đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Thành phố Nha Trang khởi tố, sau đó chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh điều tra xử lý theo thẩm quyền. Do ban đầu chỉ có hai đối tượng là Nguyễn Tấn Q và Lê Hồng Ch ra đầu thú, tự khai nhận hành vi phạm tội của mình mà không khai ra các đối tượng đồng phạm khác, nên Cơ quan điều tra chỉ đề nghị truy tố Nguyễn Tấn Q và Lê Hồng Ch về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999. Suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án này cũng chỉ có căn cứ kết luận Lê Hồng Ch và Nguyễn Tấn Q là người thực hiện hành vi phạm tội đúng như kết luận của Cơ quan điều tra và cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Nha Trang đã truy tố. Tại thời điểm đó, không có cơ sở nào xác định có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, bỏ lọt người, lọt tội. Vì vậy, Lê Hồng Ch và Nguyễn Tấn Q đã bị Tòa án nhân dân tỉnh xét xử bằng một bản án có hiệu lực pháp luật vào ngày 24-6-2005. Vụ án kết thúc: Q và Ch là những người bị kết án đang thi hành án phạt tù.

Sau đó, tình tiết mới của vụ án xuất hiện. Trong quá trình chấp hành án, ngày 6- 10-2006 Nguyễn Tấn Q có đơn tố giác, cho rằng còn nhiềuđối tượng khác là đồng phạm trong vụ án gây thương tích cho ông Nguyễn Chí H. Qua quá trình điều tra thu thập tài liệu chứng cứ, Công an Thành phố Nha Trang nhận thấy có đủ cơ sở kết luận có thêm đồng phạm khác đã cùng Nguyễn Tấn Q và Lê Hồng Ch thực hiện hành vi phạm tội vào đêm 16-9-2001. Ngày 5-2-2007, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Nha Trang đã ra quyết định khởi tố vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra đêm 16-9-2001. Sau đó, Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, quyết định bắt giam, kết luận điều tra, đề nghị truy tố đối với 8 đối tượng khác là đồng phạm. Chấp nhận việc khởi tố vụ án lần hai, ngày 4-4-2008, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Nha Trang đã có cáo trạng, quyết định truy tố 8 đối tượng nêu trên về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm a, i khoản 3Điều 104 Bộ luật hình sự 1999. Cáo trạng cũng nhắc lại việc Lê Hồng Ch và Nguyễn Tấn Q đã bị Tòa án nhân dân tỉnh xét xử vào ngày 24-6-2005. Hồ sơ này đã chuyển sang Tòa án nhân dân Thành phố Nha Trang để giải quyết theo thẩm quyền38

.

Đối chiếu với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, trường hợp nêu trên không thể khởi tố vụ án lần hai vì mỗi vụ án chỉ được khởi tố bằng một quyết định khởi tố vụ án và khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật thì không được khởi tố vụ án theo khoản 4

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Khi phát hiện tình tiết mới, Cơ quan điều tra không thể căn cứ quyết định khởi tố vụ án trước đó để khởi tố bị can đối với các đối tượng có dấu hiệu tội phạm mới được phát hiện qua xác minh đơn tố giác của người đã bị kết án, vì vụ án đã khởi tố, đã được giải quyết bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật từ năm 2005. Như vậy, trong trường hợp này phải được giải quyết theo thủ tục tái thẩm, vì tình tiết mới làm thay đổi bản chất nội dung của vụ án đã được quy định tại Điều 290, 291 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như: lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện không đúng sự thật; Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai; vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác trong vụ án giả mạo hoặc không đúng sự thật; những tình tiết khác cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật. Tuy nhiên, nếu vụ án trên được giải quyết theo thủ tục tái thẩm để xử lý đối với những đồng phạm mới được phát hiện thì việc giải quyết theo thủ tục tái thẩm sẽ làm bất lợi đối với người bị kết án, trong khi việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những đồng phạm mới còn trong thời hiệu quy định tại Điều 23 Bộ luật hình sự 1999.

Bên cạnh đó, Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật ngay để chấm dứt việc giải quyết vụ án khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Bởi khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động điều tra, Viện kiểm sát phải đảm bảo mọi hoạt động điều tra được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo mọi việc truy cứu trách nhiệm hình sự có căn cứ và hợp pháp. Do đó, cơ quan có thẩm quyền không được khởi tố lại đối với sự việc đã được ghi trong quyết định đình chỉ vụ án. Nếu có căn cứ xác định quyết định này không đúng thì khiếu nại quyết định và việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXV Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

Tóm lại, bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật tức là sự kiện pháp lý làm phát sinh các quan hệ tố tụng hình sự ban đầu đã được xác lập, còn quyết định đình chỉ vụ án là văn bản pháp lý của Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự. Do đó, khi có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật thì không được khởi tố vụ án hình sự lần nữa phù hợp với nguyên tắc không truy cứu trách nhiệm hình sự hai lần đối với một hành vi phạm tội. Những quy định này nhằm tránh tình trạng một hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhiều lần hoặc việc giải quyết vụ án không đủ căn cứ pháp lý nhưng vẫn bị khởi tố dẫn đến vi phạm pháp luật tố tụng hình sự, ảnh hưởng đến những quyền cơ bản của công dân, gây thiệt hại cho Nhà nước và xã hội.

2.2.1.5 Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là một khoảng thời gian kể từ ngày có hành vi phạm tội xảy ra (tức ngày tội phạm được thực hiện) mà khi hết thời hạn đó thì người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự 2003). Đối với tội phạm đã được thực hiện nhưng sau một thời gian nhất định do pháp luật quy định, nếu người thực hiện tội phạm đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì không được khởi tố vụ án hình sự nữa vì thời gian trôi qua đã lâu khó có thể thu thập được đầy đủ chứng cứ để đảm bảo phương châm không để lọt kẻ gian, không làm oan người vô tội; mặt khác người phạm tội đã tự sửa chữa, không phạm tội mới, do đó không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự để cải tạo, giáo dục họ nữa. Còn về mặt tác dụng phòng ngừa chung cũng không thể đạt được nữa vì việc xảyra đã lâu, nhiều người đã quên, đồng thời còn thể hiện được chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với người thực hiện hành vi phạm tội trong công cuộc phòng chống tội phạm.

Như vậy khoản 5 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định việc hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là một căn cứ không khởi tố vụ án hình sự hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 23 Bộ luật hình sự 1999 về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự dài hay ngắn tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được quy định như sau:

“ a). Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng. b). Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng.

c). Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng.

d). Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”39

Tuy nhiên, luật quy định, nếu trong thời hạn nói trên người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính vào thời hiệu; thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ. Đồng thời nếu trong thời hạn đó, người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật hình sựquy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó là trên mộtnăm tù thì thời gian đã qua không được tính vào thời hiệu và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới. Mặt khác, theo quy định tại Điều 24 Bộ luật hình sự 1999 thì căn cứ không khởi tố vụ án hình sự vì “đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự” không áp dụng đối với các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh40

còn

39

Khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự 1999.

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

đối với các tội phạm khác nếu qua thời gian quy định tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự 1999 thì không khởi tố vụ án hình sự nữa.

2.2.1.6 Tội phạm đã được đại xá

Đại xá là hình thức khoan hồng của Nhà nước đối với những người phạm tội do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước - Quốc hội quyết định. Quyết định đại xá của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất có thẩm quyền công bố vô tội hoặc cho miễn giảm một phần hoặc toàn bộ hình phạt đối với hành vi của một loại hay một số loại can phạm nhất định. Hình thức và mức độ đại xá được nêu rõ trong văn bản về đại xá. Trong văn bản đại xá có thể công bố vô tội, phóng thích hoặc miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với một loại hoặc một số loại can phạm nào đó. Đối với những tội phạm được đại xá thì không được khởi tố vụ án hình sự. Không khởi tố vụ án đối với những hành vi đã xảy ra trước khi văn bản đại xá được ban hành. Những vụ án đã được khởi tố, điều tra, truy tố hay đang xét xử đều được đình chỉ.

Thông thường khi có một sự chuyển biến quan trọng về chính trị của đất nước, thi hành chính sách khoan hồng nhân đạo, Quốc hội quyết định tha cho tất cả những người phạm một số loại tội phạm nào.

Ví dụ: Sau khi giải phóng được một nửa đất nước, nhân ngày 10-10-1954, ngày tiếp quản thủ đô Hà Nội đã quyết định đại xá cho mọi người bất kể họ phạm tội gì, trừ 3 trường hợp sau đây không được đại xá:

+ Các địa chủ cường hào gian ác bị bắt, bị truy tố, xét xử trong khi tiến hành công tác giảm tô hoặc cải cách ruộng đất.

+ Kẻ phạm các tội ác cực kỳ dã man như bửa đầu người, mổ bụng đàn bà có chửa…

+ Những kẻ lưu manh chưa chịu cải tạo41

.

Cần phân biệt giữa đại xá của Quốc hội (khoản 10 Điều 84 Hiến pháp 1992) và đặc xá của Chủ tịch nước (khoản 12 Điều 103 Hiến pháp 1992)để tránh sự nhầm lẫn giữa hai hình thức này. Tuy cả hai đều là biện pháp khoan hồng của Nhà nước, đều có ý nghĩa lớn về mặt chính trị - xã hội, thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội về hình sự. Tuy nhiên đại xá và đặc xá có sự khác nhau rất rõ ràng về thẩm quyền, nội dung, phạm vi và hậu quả pháp lý.

· Về thẩm quyền: đại xá là Quốc hội, đặc xá thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

· Về nội dung: căn cứ vào tình hình kinh tế - chính trị cũng như diễn biến tội phạm trong từng thời kỳ mà Quốc hội quyết định đại xá cho những hành vi phạm tội hay loại tội phạm nào. Người phạm tội thực hiện hành vi được nêu trong văn bản đại xá thì dù đang ở giai đoạn điều tra, truy tố hay xét xử đều được miễn trách nhiệm hình sự; nếu đã bị tuyên phạt, đang chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại và được xóa án tích; Nếu đã chấp hành xong hình phạt hay các quyết định khác của Tòa án thì được xóa án tích. Trong khi đó, việc đặc xá được xem xét cụ thể theo yêu cầu (có đơn) của người bị kết án hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, thậm chí có những trường hợp theo yêu cầu của người nước ngoài. Việc xét đặc xá bao gồm xét đặc xá tha tù và xét ân giảm án tử hình, có nghĩa là đối tượng được xét đặc xá phải là những người đang thi hành án phạt tù tại các trại giam và phân trại quản lý phạm nhân; người bị kết án tử hình có đơn xin ân giảm gửi Chủ tịch nước. Chế định đặc xá nhằm khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng cải tạo tốt, nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, trở thành con người có ích cho xã hội. Ý nghĩa chính trị của đặc xá tuy có hạn chế hơn so với đại xá nhưng nó phúc đáp kịp thời yêu cầu thực tiễn trong hoạt động đối nội và đối

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)