cần tái thẩm đối với người khác
Mục đích của hình phạt là trừng trị và giáo dục người có tội trở thành người lương thiện. Nếu những biện pháp tác động bình thường của xã hội đối với một người phạm tội không còn hiệu quả thì phải áp dụng hình phạt đối với họ mới làm họ nhận thức được sâu sắc tính chất nguy hiểm của hành vi và chịu hồi tâm sửa chữa để trở thành người tốt. Tuy nhiên, nếu người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đã chết thì không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự nữa. Bởi áp dụng hình phạt đối với họ sẽ không mang ý nghĩa nào hết. Do đó, khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết thì các cơ quan có thẩm quyền không khởi tố vụ án hình sự.
Ví dụ: VnExpress đưa tin sáng 11-02-2009, người dân sống gần khu vực cầu Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện một phụ nữ khoảng 25 tuổi trôi dạt trên sông Sài Gòn. Và trên thi thể người phụ nữ này có một đứa bé khoảng 1 tuổi được buộc chặc vào người phụ nữ bằng một sợi dây thun và đứa bé cũng chết theo. Theo nhận định ban đầu, nhiều khả năng người phụ nữ đã nhảy sông tự tử. Trong sự việc trên, rõ ràng cháu nhỏ đã bị chết oan theo mẹ, hay nói cách khác người mẹ đã giết chết con mình. Theo Bộ luật hình sự thì người phụ nữ tự tử trên có dấu hiệu phạm một trong hai tội:“Tội giết người”, “Tội giết con mới đẻ”. Tuy nhiên, vì người phạm tội đã chết nên cơ quan chức năng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phụ nữ này42.
Tóm lại, những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 107 nêu trên là sự kết hợp các quy định của Bộ luật hình sự về các trường hợp không phải là tội phạm với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về những yếu tố loại trừ căn cứ khởi tố vụ án. Những quy định này là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.