Tố giác của công dân

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 26 - 28)

Tố giác của công dân là việc một người trình báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc phát hiện một người (hay một nhóm người) đã, đang hoặc chuẩn bị thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội:

…Công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức”.

Như vậy, Nhà nước khuyến khích mọi người thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Mặt khác, Bộ luật hình sự 1999 không có quy định giới hạn về độ tuổi công dân

được thực hiện việc tố giác tội phạm. Trong trường hợp người chưa thành niên phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật cần báo ngay cho cha mẹ, thầy cô giáo hoặc những người lớn tuổi để những người này giúp đỡ trong công việc tố giác tội phạm trước cơ quan có thẩm quyền.

Mỗi công dân là một nguồn tin đối với sự việc xảy ra bởi công dân là người tiếp cận trực tiếp, kịp thời nhất mọi thông tin về tội phạm. Do đó, tố giác của công dân là những nguồn tin tạo nên một mạng lưới về tội phạm rộng khắp mọi nơi. Dựa vào điều kiện thuận tiện này, luật đã trang bị cho công dân vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ tố giác tội phạm nhằm đảm bảo trật tự xã hội cho đất nước. Công dân có thể tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự với bất kì cơ quan, tổ chức nào. Luật không quy định bắt buộc công dân chỉ được tố giác đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án mà họ có thể tố giác đến cơ quan, tổ chức nào nếu họ thấy thuận tiện. Việc quy định như vậy tạo điều kiện cho việc phát hiện tội phạm được nhanh chóng, thông tin về tội phạm giữa nhân dân và Nhà nước được phát huy hiệu quả cao. Mặc khác, quy định này còn tạo điều kiện cho nhân dân tham gia rộng rãi vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong đấu tranh với tội phạm, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Khi cơ quan, tổ chức nhận được thông tin tố giác từ công dân thì phải có trách nhiệm báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản 17

.

Tố giác của công dân cần phải được thể hiện hoặc ghi nhận bằng những hình thức nhất định. Tố giác có thể trực tiếp bằng miệng, có thể bằng thư, điện thoại, văn bản… Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Nếu công dân tố giác qua điện thoại, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải ghi lại họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người tố giác, nội dung tố giác để trên cơ sở đó liên hệ với người tố giác, kiểm tra, xác minh nguồn tin tố giác. Tóm lại, khi nhận được tố giác của công dân về bất kỳ tội phạm nào với bất kỳ hình thức nào thì cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận và ghi rõ ngày, tháng, năm tiếp nhận tin báo.

Ví dụ: Bùi Ngọc Trinh đã nhìn thấy hành vi trộm xe của Nguyễn Văn Tân. Bùi Ngọc Trinh có thể gửi thư báo rõ sự việc cho Công an, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc Ủy ban nhân dân, Ban thanh tra…hoặc Mặt trận tổ quốc,Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ…

Trên thực tế, cũng có một số đơn tố giác nặc danh cho nên một vấn đề được đặt ra là: có cần xem xét đơn tố giác đó hay không. Có ý kiến cho rằng, không nên xét đơn vì có

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

nhiều trường hợp tố giác nặc danh không đúng sự thật. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp đơn tố giác không dám nói rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại mình vì sợ bị trả thù hoặc bị trù dập. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét đơn đó. Đồng thời trong trường hợp có thể cơ quan có thẩm quyền phải giải thích cho người tố giác biết trách nhiệm của mình đối với việc tố giác không đúng sự thật. Nếu người tố giác cố ý bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là không đúng sự thật làm xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể chịu trách nhiệm hình sự tùy từng mức độ cụ thể18

. Tóm lại, quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tố giác tội phạm đã giúp cho cơ quan có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật được nhanh chóng, kịp thời nhằm đưa ra phương hướng để giải quyết một cách đúng đắn. Trong những hình thức tố giác của công dân thì hộp thư điện tử được áp dụng rộng rãi và đạt kết quả cao, do hình thức này phù hợp với sự phát triển của xã hội, khoa học kỹ thuật ngày càng vươn lên và việc thông tin liên lạc trên mạng là điều phổ biến.

Ví dụ: Ngày 6/12/2006 phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hà Nội đã thành lập hai hộp thư điện tử theo địa chỉ: canhsathinhsu@fpt hoặc

thammucshn@fpt.vn . Sau hơn 10 tháng thực hiện tiếp nhận thông tin nhanh qua mạng internet, cơ quan Công an đã tiếp nhận 453 thông tin tố giác liên quan đến hoạt động của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Từ nguồn tin ban đầu, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hà Nội đã điều tra, khám phá 36 vụ án với 181 đối tượng, trong đó đáng chú ý có 5 vụ cướp tài sản, 9 vụ mại dâm và 7 vụ cờ bạc…Ngoài ra, phòng còn chuyển cho đơn vị khác giải quyết 225 thông tin về tội phạm ở tỉnh ngoài, tin tố giác tội phạm ma túy, tội phạm kinh tế…19

. Mặt khác còn một số trang tin điện tử khác để tiếp nhận thông tin tố giác về tội phạm của công dân http://www.vksndtc.gov.vn,

www.togiactoipham@canhsat.vn, gopycanhsat@canhsat.vn.

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)