Tội phạm đã được đại xá

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 52 - 54)

Đại xá là hình thức khoan hồng của Nhà nước đối với những người phạm tội do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước - Quốc hội quyết định. Quyết định đại xá của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất có thẩm quyền công bố vô tội hoặc cho miễn giảm một phần hoặc toàn bộ hình phạt đối với hành vi của một loại hay một số loại can phạm nhất định. Hình thức và mức độ đại xá được nêu rõ trong văn bản về đại xá. Trong văn bản đại xá có thể công bố vô tội, phóng thích hoặc miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với một loại hoặc một số loại can phạm nào đó. Đối với những tội phạm được đại xá thì không được khởi tố vụ án hình sự. Không khởi tố vụ án đối với những hành vi đã xảy ra trước khi văn bản đại xá được ban hành. Những vụ án đã được khởi tố, điều tra, truy tố hay đang xét xử đều được đình chỉ.

Thông thường khi có một sự chuyển biến quan trọng về chính trị của đất nước, thi hành chính sách khoan hồng nhân đạo, Quốc hội quyết định tha cho tất cả những người phạm một số loại tội phạm nào.

Ví dụ: Sau khi giải phóng được một nửa đất nước, nhân ngày 10-10-1954, ngày tiếp quản thủ đô Hà Nội đã quyết định đại xá cho mọi người bất kể họ phạm tội gì, trừ 3 trường hợp sau đây không được đại xá:

+ Các địa chủ cường hào gian ác bị bắt, bị truy tố, xét xử trong khi tiến hành công tác giảm tô hoặc cải cách ruộng đất.

+ Kẻ phạm các tội ác cực kỳ dã man như bửa đầu người, mổ bụng đàn bà có chửa…

+ Những kẻ lưu manh chưa chịu cải tạo41

.

Cần phân biệt giữa đại xá của Quốc hội (khoản 10 Điều 84 Hiến pháp 1992) và đặc xá của Chủ tịch nước (khoản 12 Điều 103 Hiến pháp 1992)để tránh sự nhầm lẫn giữa hai hình thức này. Tuy cả hai đều là biện pháp khoan hồng của Nhà nước, đều có ý nghĩa lớn về mặt chính trị - xã hội, thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội về hình sự. Tuy nhiên đại xá và đặc xá có sự khác nhau rất rõ ràng về thẩm quyền, nội dung, phạm vi và hậu quả pháp lý.

· Về thẩm quyền: đại xá là Quốc hội, đặc xá thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

· Về nội dung: căn cứ vào tình hình kinh tế - chính trị cũng như diễn biến tội phạm trong từng thời kỳ mà Quốc hội quyết định đại xá cho những hành vi phạm tội hay loại tội phạm nào. Người phạm tội thực hiện hành vi được nêu trong văn bản đại xá thì dù đang ở giai đoạn điều tra, truy tố hay xét xử đều được miễn trách nhiệm hình sự; nếu đã bị tuyên phạt, đang chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại và được xóa án tích; Nếu đã chấp hành xong hình phạt hay các quyết định khác của Tòa án thì được xóa án tích. Trong khi đó, việc đặc xá được xem xét cụ thể theo yêu cầu (có đơn) của người bị kết án hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, thậm chí có những trường hợp theo yêu cầu của người nước ngoài. Việc xét đặc xá bao gồm xét đặc xá tha tù và xét ân giảm án tử hình, có nghĩa là đối tượng được xét đặc xá phải là những người đang thi hành án phạt tù tại các trại giam và phân trại quản lý phạm nhân; người bị kết án tử hình có đơn xin ân giảm gửi Chủ tịch nước. Chế định đặc xá nhằm khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng cải tạo tốt, nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, trở thành con người có ích cho xã hội. Ý nghĩa chính trị của đặc xá tuy có hạn chế hơn so với đại xá nhưng nó phúc đáp kịp thời yêu cầu thực tiễn trong hoạt động đối nội và đối ngoại của Nhà nước ta.

· Về phạm vi, đại xá là sự xá miễn được áp dụng đối với một hoặc một số hành vi phạm tội nhất định, theo đó hàng loạt người đã thực hiện hành vi được xác định trong quyết định đại xá sẽ được tha, miễn trách nhiệm hình sự. Điều đó có nghĩa đại xá được thi hành rộng rãi, tuy nhiên vẫn có loại trừ một số tội phạm nguy hiểm mà nếu tha sẽ ảnh hưởng lớn đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Còn đặc xá được áp dụng với trường hợp người phạm tội cụ thể, căn cứ vào tình hình thực tiễn Chủ tịch nước đưa ra tiêu chuẩn của từng đợt đặc xá, dựa vào đó người đang chấp hành hình phạt tù làm đơn xin được đặc xá hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan đề nghị lập thành danh sách cụ thể trình Chủ tịch nước quyết định. Do vậy, phạm vi đặc xá hẹp so với đại xá.

· Quyết định đại xá và đặc xá sẽ dẫn đến hai hậu quả pháp lý khác nhau, đó là thời gian xóa án tích cho người phạm tội. Đối với hành vi phạm tội được đại xá thì dù đang ở trong giai đoạn nào từ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đều được tha tội hoàn toàn. Có nghĩa là sẽ được trả tự do ngay, phục hồi toàn bộ quyền công dân và được coi như không phạm tội. Người được đại xá sẽ là người không có tội và cũng sẽ không có án tích trong lý lịch tư pháp của mình. Còn quyết định đặc xá thì chỉ tính trong giai đoạn đang thi hành án phạt tù và

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

người được đặc xá sẽ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại nhưng không được xóa án tích ngay như người được quyết định đại xá và vẫn có tiền án trong lý lịch tư pháp. Thời gian để xóa án tích cho những người được đặc xá theo quy định của Bộ luật hình sự bắt đầu từ thời điểm được đặc xá (khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999).

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)