Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại là chế định thể hiện tính dân chủ, sự tôn trọng và cảm thông trước sự thiệt hại, mất mát, đau đớn của người bị hại. Mặc dù nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự Việt Nam là nguyên tắc công tố, tức là hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Nhà nước đã cam kết sẽ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân bằng một văn bản pháp lý có giá trị cao nhất, đó là Hiến pháp, bằng cả hệ thống pháp luật và cơ chế đảm bảo thực hiện. Mọi hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị Nhà nước xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, khi xử lý hành vi phạm tội, Nhà nước còn phải quan tâm đến nguyện vọng và lợi ích chính đáng của người bị hại. Mặc dù bị thiệt hại do hành vi phạm
Lu i Lý lu à th ti ình s
ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy
tội gây ra nhưng người bị hại lại không muốn đưa ra xử lý vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, tương lai của họ, cũng có trường hợp giữa người bị hại và người gây thiệt hại có những mối quan hệ đặc biệt nên người bị hại thường không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Điều 51 và Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã ghi nhận yêu cầu của người bị hại, nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa mục tiêu đấu tranh phòng, chống tội phạm và lợi ích, nguyện vọng của người bị hại.