Một số vấn đề về việc vi phạm pháp luật trong hoạt động khởi tố

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 68 - 74)

Thực tiễn hoạt động giải quyết các vụ án hình sự khá phức tạp. Trong đó chủ thể tiến hành tố tụng đã bộc lộ những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện các thao tác, các hoạt động tố tụng cụ thể như vi phạm pháp luật trong hoạt động khởi tố vụ án hình sự. Từ đó, tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế việc vi phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

3.2.1.1 Tồn tại

Việc khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn hoạt động tố tụng tiếp theo, đặc biệt là hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra. Cuộc điều tra có đạt được kết quả khách quan toàn diện và đầy đủ hay không, tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản và các quyền tự do dân chủ khác của công dân được pháp luật thừa nhận có được thực sự tôn trọng hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh những quy định về khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế các hoạt động trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự khi thực hiện vẫn còn nhiều vi phạm pháp luật, đôi khi chỉ là những vi phạm nhỏ, do đánh giá không đúng về hành vi. Nhưng, cũng có khi vi phạm xảy ra do lỗi cố ý, có cả một số trường hợp cố tình làm sai sự thật để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người không có tội hoặc che giấu tội phạm. Hành vi vi phạm pháp luật được thể hiện ở hai trường hợp: Không khởi tố vụ án hình sự khi cần phải khởi tố hoặc khởi tố vụ án không đúng với quy định pháp luật. Việc vi phạm pháp luật đó gây nhiều hậu quả xấu mà tác động tiêu cực nhất là làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, đối với pháp luật.

Trường hợp thứ nhất, việc không khởi tố vụ án đối với sự kiện thực tế có dấu hiệu tội phạm đều dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Trường hợp vi phạp pháp luật không khởi tố vụ án khi có dấu hiệu tội phạm đã từng xảy ra trong thực tiễn hoạt động giải quyết các vụ án hình sự. Đây là loại vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến tình trạng người thực hiện hành vi phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; thậm chí cũng không bị răn đe bởi một chế tài hành chính. Tình trạng này rất nguy hiểm cho xã hội, vừa thể hiện pháp chế lỏng lẻo, vừa làm pháp sinh khả năng tiềm ẩn tội phạm mới. Cơ quan điều tra với nhiệm vụ xử lý tin báo tội phạm, là chủ thể chính của loại vi phạm này. Có nhiều trường hợp,Viện kiểm sát đã hủy quyết định không khởi tố của Cơ quan điều tra, đồng thời Viện kiểm sát cũng yêu cầu Cơ quan điều tra hoặc tự mình khởi tố nhiều vụ án khác, vì có nhiều vụ, Cơ quan điều tra đã tiếp nhận tin báo về sự kiện có dấu hiệu tội phạm, đáng khởi tố, nhưng lại ra quyết định không khởi tố vụ án. Ví dụ: Năm 2008, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 3 vụ 8 bị can và ban hành 9 văn bản kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục trong việc kéo dài thời hạn xử lý tin

báo, tố giác tội phạm đã vi phạm điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự. Các yêu cầu, quyết định, kiến nghị của Viện kiểm sát đã được Cơ quan điều tra tiếp thu khắc phục45. Nhờ công tác kiểm sát khởi tố, điều tra mà Viện kiểm sát đã phát hiện và khôi phục kịp thời các vi phạm pháp luật trên của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, không thể đảm bảo rằng mọi sai sót trong thực tế đều đã được khắc phục. Riêng với những vụ đã được phát hiện và xử lý cũng đủ để khẳng định rằng loại vi phạm pháp luật này là có xảy ra.

Ví dụ: Báo Bình Thuận số 3945 ra ngày 11/1/2010 có đăng bài “ Công an tỉnh đề nghị kiểm điểm, xử lý sai phạm nguyên phó Phòng Thi hành án dân sự tỉnh”. Nguyên nhân do: Tháng 9/1997, tỉnh Bình Thuận, Phạm Thị Thành (lúc bấy giờ là chấp hành viên đồng thời là phó Phòng phụ trách Phòng Thi hành án dân sự tỉnh), người trực tiếp thụ lý vụ việc thi hành án dân sự về “ tranh chấp di sản thừa kế” đã chỉ đạo thủ quỹ Nguyễn Thị Kim Yến viết phiếu chi khống và nhờ cán bộ Phòng Thi hành án Ngô Giang Bảo giả mạo chữ ký của ông Lý Văn Thuận (là một trong những người được hưởng tiền thừa kế), nhận số tiền 5.874.000 đồng của ông Thuận để sử dụng cá nhân. Vụ tham ô này coi như được trót lọt mãi đến ngày 30/12/2008, ông Lý Văn Thuận mới biết số tiền mình chưa nhận đã bị chiếm đoạt, ông Thuận đã có đơn gửi lãnh đạo Sở Tư Pháp Bình Thuận trình báo sự việc, khẳng định chữ ký nhận tiền trên phiếu chi tiền số 115/PC/THA ngày 6/9/1997 do cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh chi cho ông là không phải chữ ký của ông và yêu cầu được nhận tiền thừa kế như bản án đã tuyên. Qua đó, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có phiếu chuyển tin báo tố giác số 01/PC/VKS-P1 ngày 27/2/2009 đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận. Cảnh sát điều tra tỉnh đã vào cuộc điều tra và ngày 25/12/2009 có văn bản số490/CSĐT (PC15) gửi chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, kết luận như sau: “Hành vi của Phạm Thị Thành, Nguyễn Thị Kim Yến, Ngô Giang Bảo đã cấu thành tội “tham ô tài sản” được quy định tại khoản 1, Điều 278 Bộ luật hình sự 199946

. Tuy nhiên, do thời gian phạm tội từ tháng 9/1997 đến nay đã hơn mười hainăm nên căn cứ khoản 2, Điều 23 Bộ luật hình sự thì đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Thành, Yến, Bảo do Thành, Yến, Bảo thực hiện hành vi phạm tội rơi vào khoản 1 Điều 278 Bộ luật hình sự 1999, là tội phạm nghiêm trọng mức hình phạt cao nhất là bảy năm, và thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là mười năm . Do vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự về “tội tham ô tài sản” để chuyển xử lý hành chính.

45 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2008 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau.

46

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

Đối với trường hợp trên tác giả không đồng tình với quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận, đã căn cứ vào khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự 1999 là hơn mười hainăm để không khởi tố vụ án, như vậy có đúng không. Chúng ta cần xét đến trường hợp Phạm Thị Thành, Nguyễn Thị Kim Yến, Ngô Giang Bảo bằng chức vụ, quyền hạn của mình đã tự che giấu hành vi phạm tội trong suốt thời gian dài, nay ông Thuận mới phát hiện và tố cáo ngay với lãnh đạo Sở Tư Pháp vào cuối tháng 12/2008 tính đến ngày Cơ quan Cảnh sát điều tra có văn bản số 490/CSĐT (PC15) vào ngày 25/12/2009 chưa quá 1 năm, mà thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại mục b, khoản 2, Điều 23 Bộ luật hình sự 1999 là “mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng”, như vậy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu cứ lập luận như Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Bình Thuậnthì công cuộc đấu tranh chống tội phạm đặc biệt là tham nhũng sẽ khó thể đưa ra ánh sáng những tội phạm tìm cách ẩn mình chờ hết thời hiệu. Mặt khác, từ khi Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp nhận tố giác của ông Thuận vào ngày 30/12/2008 nhưng đến ngày 25/12/2009 Cơ quan Cảnh sát điều tra mới có văn bản số 490/CSĐT (PC15) và ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, khoản thời gian ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đã quá hạn luật định bởi theo quy định của pháp luật thì trong khoản 20 ngày hoặc 2 tháng kể từ ngày nhận được tố giác thì Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh để ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự (khoản 2 Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự 2003). Như vây, Cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Bình thuận đã làm sai thủ tục tố tụng.

Như vậy, tình trạng có dấu hiệu lọt người, lọt tội thì thực tế có thể gặp nhiều hiện tượng. Tuy nhiên, khi sự việc chưa được điều tra, truy tố, xét xử thì dường như khó có thể kết luận một cách dứt khoát rằng cơ quan tiến hành tố tụng đã bỏ lọt tội phạm. Đặc biệt là khi ranh giới giữa có tội và không có tội trong những tình huống như thế thường không thật rõ ràng, tình tiết sự việc phức tạp. Do đó, các vụ việc nêu trên chỉ là các trường hợp có nhiều khả năng bỏ lọt tội phạm.

Nguyên nhân dẫn đến các trường hợp lọt người, lọt tội xảy ra là do người tiến hành tố tụng nhận thức, đánh giá không chính xác về sự kiện hoặc nắm không chắc các quy định pháp luật. Cụ thể như việc đánh giá chứng cứ, việc viện dẫn, giải thích, áp dụng pháp luật không chính xác của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử thể hiện qua các hoạt động tố tụng. Nhưng nhiều cán bộ rất ngại nghiên cứu, học tập, nên rất hạn chế trong việc nâng cao trình độ.

Trường hợp thứ hai, việc ra quyết định khởi tố không đúng pháp luật xảy ra ở nhiều trường hợp, cụ thể như: Khởi tố vụ án khi không có sự kiện phạm tội, khởi tố vụ án hình sự đối với cả những trường hợp chỉ là tranh chấp dân sự, kinh tế hoặc sự việc chỉ là

vi phạm hành chính; khởi tố vụ án hình sự khi sự kiện thực tế không mang đủ dấu hiệu của một tội phạm cụ thể nào đó; khởi tố vụ án khi sự kiện phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật…

Ví dụ: Đầu năm 2008, vụ việc xảy ra ở Ninh Bình như sau: ông Nguyễn Trí Thiện và ông Trần Văn Nghĩa thỏa thuận góp vốn để thành lập Công ty TNHH Thiện Tài chuyên trồng và chế biến sản phẩm từ gấc, với vốn điều lệ 3,5 tỷ đồng. Ông Thiện giữ chức chủ tịch HĐQT do góp 2 tỷ đồng (bằng đất và tài sản trên đất tại xã Quảng lạc, huyện Nho Quan); còn ông Nghĩa góp 1,5 tỷ đồng và làm giám đốc, đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, do ông Nghĩa chưa có tiền để nộp nên công ty TNHH Thiện Tài thiếu vốn. Vì thế, ông Thiện và ông Nghĩa phải vay lãi của ông Trương Đăng Công số tiền 1,5 tỷ đồng để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Sau đó, do ông Công có nhu cầu gia nhập Công ty nên ngày 24/2/2008, ông Nghĩa đã ký quyết định bổ nhiệm ông Công làm kế toán trưởng và ngày 17/3/2008, ông Công trở thành cổ đông sáng lập. Để hợp thức hóa cho việc ông Công trở thành cổ đông sáng lập, ông Nghĩa và ông Thiện đã chuyển nhượng 1,05 tỷ đồng vốn góp của mình cho ông Công (ông Nghĩa chuyển 450 triệu đồng, ông Thiện chuyển 600 triệu đồng ). Việc chuyển nhượng được xác lập bằng phiếu thu không số với nội dung: thu của ông Công 1,05 tỷ đồng tiền vốn vào Công ty TNHH Thiện Tài (vốn điều lệ không thay đổi). Như vậy, ông Công đã chấp nhận hùn vốn.

Sau một thời gian hợp tác, giữa các thành viên sáng lập Công ty xảy ra bất đồng về vốn góp thành lập công ty. Ông Nghĩa đã có đơn gửi đến cơ quan Công an và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình đề nghị giúp đỡ nhưng cả hai cơ quan này đều trả lời vụ việc chỉ là tranh chấp dân sự nên giải quyết nội bộ, nếu không giải quyết được thì khởi kiện ra Tòa án. Sau đó, ông Nghĩa đã gửi đơn đến Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình và cơ quan này đã thụ lý vụ án để giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. Trong khi Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình đang thụ lý để giải quyết thì Cơ quan điều tra Công an tỉnh Ninh Bình lại vội vàng ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nghĩa với lý do ông Nghĩa đã lừa đảo chiếm đoạt 450 triệu đồng của ông Công. Trong quá trình điều tra, ông Nghĩa luôn khẳng định không nhận bất kỳ đồng tiền mặt nào của ông Công, đó chỉ là số tiền đối trừ trên giấy tờ. Với tư cách là kế toán trưởng của công ty TNHH Thiện Tài, ông Công thừa biết công ty không hề có bất kỳ đồng vốn thực nào, vì sao lại dễ dàng bỏ ra 1,05 tỷ đồng tiền mặt để đổi lấy 30% giá trị vốn ảo. Mặt khác, việc phiếu thu tiền được ký giữa các ông này là phiếu thu không số, nội dung ghi trên biên lai này không tuân theo quy định: ông Công đã ký với nhiều tư cách: thủ quỹ, kế toán, người viết phiếu,

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

người giao tiền… nên phiếu thu không hợp lệ. Đã là phiếu thu không hợp lệ thì không căn cứ vào đó để khép tội. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Ninh Bình lại dùng những biên lai sai quy định để khởi tố bắt giam ông Nghĩa 47

.

Như vậy, theo ý kiến của tác giả Cơ quan điều tra Công an tỉnh Ninh Bình khởi tố vụ án trên là vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Cụ thể, trước đó khi ông Nghĩa gửi đơn kiện ông Công đến Công an và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đều được trả lời đây chỉ thuần túy là vụ tranh chấp dân sự, không thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị này, đồng thời hướng dẫn ông Nghĩa gửi đơn đến Tòa án. Như vậy, cả Công an và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đều xác định vụ việc không có dấu hiệu hình sự nên không thụ lý giải quyết. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết thì phải chờ phán quyết của Tòa, nếu thấy có dấu hiệu hình sự thì tòa sẽ chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra, lúc đó cơ quan công an mới có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Do đó, trong trường hợp này Cơ quan điều tra đã hình sự hóa vụ tranh chấp dân sự.

Ngoài hai trường hợp nêu trên còn có trường hợp khởi tố không đúng thẩm quyền; khởi tố quá hạn luật định cũng là vi phạm pháp luật. Quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án cũng phần nào thể hiện được tình trạng khởi tố sai. Ví dụ: Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà mau năm 2008: Viện kiểm sát hủy 3 quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra với lý do hành vi không cấu thành tội phạm (khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự 2003); Viên kiểm sát đình chỉ vụ án đối với 3 trường hợp với lý do không phạm tội (khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự 2003)48. Một số trường hợp khởi tố sai nhưng sau quá trình điều tra vẫn không đình chỉ kịp thời mà còn bị truy tố sai, khi xét xử được Tòa án tuyên không phạm tội như vụ: ngày 15/12/2002, Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định khởi tố bị can đối với Võ Bảy và 15 nhân viên Đội thu phí giao thông cầu Phước Hòa và Phú Cường với hành vi tham ô tài sản. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh lập cáo trạng truy tố 16 bị can với tội “Tham ô tài sản”. Sau nhiều lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung,

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)