Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 29 - 31)

Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng là những tin tức về tội phạm được đưa lên báo chí, đài phát thanh, truyền hình… Khi có tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng thì các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thu thập, xác minh, xem xét về các tin báo đó xem có dấu hiệu tội phạm hay không rồi mới ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Bởi những tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng có thể là kết quả của việc điều tra của phóng viên hoặc phán ánh thư của công dân về tội phạm.

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

Ví dụ: Đối với trường hợp bà mẹ già bị ngược đãi trong vụ việc tại quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh vào năm 2004, ông Nguyễn Phúc Diệu có hành vi bạo hành đối với mẹ, Cơ quan điều tra quận Gò Vấp đã tiến hành xem xét có dấu hiệu tội phạm hình sự hay không, bắt nguồn những tin tức của vụ việc này là từ tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.20

Do đó, pháp luật quy định thông tin về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng (tại khoản 3 Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự 2003) là cơ sở để khởi tố vụ án hình sự. Pháp luật quy định như vậy nhằm phát huy vai trò to lớn, quan trọng của các phương tiện thông tin đại chúng này là phương tiện mà cơ quan, tổ chức, cá nhân, dễ tiếp cận nhất, mặt khác tin tức trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình phổ biến rộng rãi đến mọi người, nhằm góp phần đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, đấu tranh phòng chống tội phạm góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Ngoài phương tiện thông tin đại chúng trong nước còn có phương tiện thông tin nước ngoài. Những tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài có thể giúp Cơ quan điều tra tìm ra được những tin về tội phạm, thuận tiện cho việc theo dõi, xử lý thông tin phục vụ hoạt động phòng chống tội phạm, cụ thể là một số tội có yếu tố nước ngoài: tội phạm khủng bố quốc tế, tội phạm có tính chất xuyên quốc gia, tội phạm buôn lậu, tội phạm về ma túy, tội phạm mua bán người qua biên giới, sản xuất và lưu hành tiền giả, lừa đảo quốc tế, buôn lậu vũ khí…21. Điều này cũng phù hợp với pháp luật vì khoản 3 Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không phân biệt tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng trong nước hay phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài.

2.1.1.4 Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan,

Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực

tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm

Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiều điều kiện phát hiện hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, một số cơ quan khác thực hiện chức năng chính của họ là hành chính – quản lý nhưng do lĩnh vực công tác thường liên quan đến các hành vi phạm tội như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của

20http://baokinhteht.com.vn/home/2009.0225033584649 PO C121/xu-ly-hanh-vi-nguoi-con-nguoc-dai-me- gia.htm,ngày 25/2/2009.

21

Công an nhân dân, Quân đội nhân dân nên được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Khi tiến hành hoạt động trong lĩnh vực công tác của mình như thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, các cơ quan này cũng có điều kiện phát hiện sự việc phạm tội. Tất cả những tài liệu, thông tin do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra thu thập theo đúng thủ tục tố tụng xác định dấu hiệu tội phạm là cơ sở khởi tố vụ án hình sự.

Mặt khác, khoản 4 Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 còn quy định cụ thể và bổ sung thêm một số cơ quan khác như: “…lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân…”. Pháp luật quy định như vậy nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể đặc biệt góp phần phòng chống tội phạm, góp phần phát triển đất nước. Bên cạnh đó, việc mở rộng phạm vi chủ thể này với mục đích không bỏ lọt tội phạm, tức là pháp luật trang bị cho họ phát hiện dấu hiệu tội phạm trên mọi lĩnh vực có quyền năng khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ khởi tố. Ngoài các cơ quan trên đây không có cơ quan nhà nước hoặc tổ chức nào khác có quyền khởi tố vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)