Căn cứ không khởi tố vụ ánh ình sự

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 44 - 45)

Theo nguyên tắc chung thì khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Mục đích của việc khởi tố vụ án hình sự là sự xác nhận về mặt pháp lý một vụ việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm để tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (dựa vào những cơ sở tại Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự 2003). Tuy nhiên không phải mọi trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều khởi tố vụ án đúng như những quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Bởi giới hạn giữa khởi tố và không khởi tố vụ án đối với nhiều trường hợp trong thực tiễn là rất khó xác định, dễ nhầm lẫn khi phân tích để áp dụng pháp luật. Do đó, để phòng ngừa việc khởi tố vụ án hình sự không chính xác hoặc không đúng pháp luật nên luật quy định những trường hợp không được khởi tố.

Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 là những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, mỗi căn cứ đều độc lập, chỉ cần có một căn cứ làm cơ sở pháp lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Cụ thể là bảy căn cứ như sau:

“1. Không có sự việc phạm tội;

29

Xem khoản 2, Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. 30 Xem phần 2.1.3.2, trang 33-36.

2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; 6. Tội phạm đã được đặc xá;

7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác”.

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)