Một số vấn đề trong kiểm sát việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 65 - 85)

b. Hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án

3.1.4 Một số vấn đề trong kiểm sát việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị

kiến nghị khởi tố

3.1.4.1 Tồn tại

Để chống bỏ lọt tội phạm, trước hết Viện kiểm sát phải kiểm sát được hoạt động tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố của các cơ quan có thẩm quyền đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên, hiện nay Viện kiểm sát chưa có cơ sở pháp lý để có thể cập nhật được đầy đủ số lượng vụ việc có dấu hiệu tội phạm xảy ra.

Ví dụ: Khi có hành vi phạm tội xảy ra, sau khi phát hiện được thì người bị hại và người gây thiệt hại đã tự dàn xếp với nhau, chính quyền cấp cơ sở xử phạt hành chính người có hành vi phạm tội rồi cho qua, nhiều vụ tội phạm đáng lẽ phải khởi tố nhưng vì những lý do khác nhau, nhiều khi chỉ vì chủ nghĩa thành tích, muốn cấp trên nghĩ rằng tình hình an ninh trật tự tại nơi, lĩnh vực mình quản lý vẫn đảm bảo, ổn định trật tự… nên người có thẩm quyền chỉ xử lý nội bộ, xử lý hành chính.

Những thông tin như thế Viện kiểm sát chưa có cơ chế pháp lý để có thể kiểm sát được. Thông thường Viện kiểm sát cử cán bộ đến một số địa bàn nắm thông tin và sau khi phát hiện tội phạm bị bỏ lọt thì yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố. Tuy nhiên, Viện kiểm sát không đủ cán bộ để thường xuyên tổ chức đi nắm tình hình như vậy và có nơi bị phản ứng, không được cung cấp hồ sơ xử lý vụ việc, kể cả từ phía Cơ quan điều tra cũng không ủng hộ vì việc làm đó không có quy định nào của pháp luật hiện hành quy định Viện kiểm sát có nhiệm vụ và có quyền tổ chức đi nắm tình hình như vậy. Do đó, Viện kiểm sát thực hiện việc chống bỏ lọt tội phạm chưa hiệu quả ngay từ khâu kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

hoạt động điều tra cũng là những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong những trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, nhưng tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tốchưa có quy định những cơ quan nói trên là những cơ quan có nhiệm vụ giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm. Mặt khác, khoản 4 Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự chưa có quy định Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của các cơ quan nói trên mà chỉ quy định Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của Cơ quan điều tra.

Hiện nay, chưa có một cơ chế để ràng buộc Cơ quan điều tra phải thông báo kịp thời cho Viện kiểm sát biết ngay khi tiếp nhận, thụ lý bất kỳ tin báo, tố giác về tội phạm nào để Viện kiểm sát có thể cử Kiểm sát viên kiểm sát ngay từ đầu và đề ra các yêu cầu xác minh, giải quyết, giúp cho hoạt động xác minh, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm được thực hiện đúng pháp luật. Mà Viện kiểm sát nắm được thông tin từ Cơ quan điều tra cung cấp hoặc thông tin công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, qua hoạt động kiểm sát việc bắt, tạm giữ… Trong trường hợp Cơ quan điều tra vì lý do nào đó cố tình giấu hoặc chậm thông báo cho Viện kiểm sát biết thì Viện kiểm sát rất khó khăn và bị động trong việc thực hành chức năng kiểm sát mà pháp luật quy định.

3.1.4.2 Giải pháp

Để tạo điều kiện cho Viện kiểm sát thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố thì Bộ luật tố tụng hình sự cần quy định rõ các vấn đề sau: Cơ quan điều tra các cấp phải mở đầy đủ sổ thụ lý tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp nhận được qua tất cả các nguồn thông tin như: đơn, thư, thông tin đại chúng, do cơ quan cấp dưới báo lên… Nếu có tội phạm xảy ra mà Cơ quan điều tra không nắm được, nắm rồi không theo dõi kết quả giải quyết là trách nhiệm của Cơ quan điều tra. Đây cũng là một trong những căn cứ để Viện kiểm sát kiểm sát các hoạt động nói trên của Cơ quan điều tra; Quy định Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát biết về việc tiếp nhận, thụ lý giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong thời gian nhất định khoảng ba ngày sau khi tiếp nhận được, để Viện kiểm sát cử kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc xác minh, giải quyết; Quy định Viện kiểm sát có quyền trực tiếp tổ chức kiểm sát hoạt động tiếp nhận, phân loại, quản lý, thống kê tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, có quyền kiểm sát sổ sách, hồ sơ ngay cả ở giai đoạn tiếp nhận, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm chứ không phải chỉ khi Cơ

quan điều tra ra quyết định giải quyết rồi Viện kiểm sát mới kiểm sát từng vụ việc; Quy định Viện kiểm sát có quyền yêu cầu các cơ quan đơn vị, nhất là các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cung cấp tài liệu cần thiết cho việc xác định tội phạm.

Như vậy, những vấn đề nêu trên giúp cho Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát, nhằm chống bỏ lọt tội phạm và chống oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự.

3.1.5 Một số vấn đề khác trong những quy định của pháp luật

* Theo khoản 2 Điều 104 quy định: quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và họ tên, chức vụ người ra quyết định. Quyđịnh này khó có tính khả thi vì khi khởi tố vụ án rất ít có đủ điều kiện để xác minh rõ hành vi bị khởi tố phạm tội vào khoản nào, do vậy phần lớn các quyết định khởi tố vụ án không ghi khoản áp dụng. Điều này còn dẫn đến khó khăn cho công tác thống kê tội phạm bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì phải có số liệu thống kê về vấn đề này nhưng thực tiễn không thi hành đầyđủ nên không thể có số liệu thống kê. Vì vậy, việc xem xét và quy định lại nội dung nêu trên nhằm phù hợp hơn với những vướng mắc trong thực tiễn.

* Căn cứ không được khởi tố vụ án tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu tráchnhiệm hình sự” thì không được khởi tố. Trong khi đó tại khoản 2 Điều này có quy định: “Hành vi không cấu thành tội phạm” thì không được khởi tố. Như đã biết, hành vi không cấu thành tội phạm, khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm. Mà trong mặt chủ thể cũng chính là quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Nếu không thỏa mãn về mặt chủ thể thì hành vi đó không cấu thành tội phạm và đương nhiên cũng sẽ không bị khởi tố. Muốn xác định được một hành vi nào đó có phải là hành vi phạm tội hay không thì đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và xác định các dấu hiệu tội phạm. Như vậy, khoản 2 Điều 107 đã bao hàm cả khoản 3 cùng điều luật. Do đó, việc quy định khoản 3 là thừa nên loại bỏ quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự.

3.2 Một số tồn tại và giải pháp về mặt thực tiễn

Thực tiễn áp dụng luật vẫn còn một số tồn tại như: vi phạm pháp luật trong hoạt động khởi tố vụ án hình sự; một số vấn đề về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Từ việc pháp hiện ra những vướng mắc trên tác giả đề xuất một số biện pháp làm cho việc áp dụng pháp luật đúng đắn, kịp thời, không xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm, gây oan cho người vô tội.

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

3.2.1 Một số vấn đề về việc vi phạm pháp luật trong hoạt động khởi tố

Thực tiễn hoạt động giải quyết các vụ án hình sự khá phức tạp. Trong đó chủ thể tiến hành tố tụng đã bộc lộ những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện các thao tác, các hoạt động tố tụng cụ thể như vi phạm pháp luật trong hoạt động khởi tố vụ án hình sự. Từ đó, tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế việc vi phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

3.2.1.1 Tồn tại

Việc khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn hoạt động tố tụng tiếp theo, đặc biệt là hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra. Cuộc điều tra có đạt được kết quả khách quan toàn diện và đầy đủ hay không, tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản và các quyền tự do dân chủ khác của công dân được pháp luật thừa nhận có được thực sự tôn trọng hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh những quy định về khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế các hoạt động trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự khi thực hiện vẫn còn nhiều vi phạm pháp luật, đôi khi chỉ là những vi phạm nhỏ, do đánh giá không đúng về hành vi. Nhưng, cũng có khi vi phạm xảy ra do lỗi cố ý, có cả một số trường hợp cố tình làm sai sự thật để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người không có tội hoặc che giấu tội phạm. Hành vi vi phạm pháp luật được thể hiện ở hai trường hợp: Không khởi tố vụ án hình sự khi cần phải khởi tố hoặc khởi tố vụ án không đúng với quy định pháp luật. Việc vi phạm pháp luật đó gây nhiều hậu quả xấu mà tác động tiêu cực nhất là làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, đối với pháp luật.

Trường hợp thứ nhất, việc không khởi tố vụ án đối với sự kiện thực tế có dấu hiệu tội phạm đều dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Trường hợp vi phạp pháp luật không khởi tố vụ án khi có dấu hiệu tội phạm đã từng xảy ra trong thực tiễn hoạt động giải quyết các vụ án hình sự. Đây là loại vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến tình trạng người thực hiện hành vi phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; thậm chí cũng không bị răn đe bởi một chế tài hành chính. Tình trạng này rất nguy hiểm cho xã hội, vừa thể hiện pháp chế lỏng lẻo, vừa làm pháp sinh khả năng tiềm ẩn tội phạm mới. Cơ quan điều tra với nhiệm vụ xử lý tin báo tội phạm, là chủ thể chính của loại vi phạm này. Có nhiều trường hợp,Viện kiểm sát đã hủy quyết định không khởi tố của Cơ quan điều tra, đồng thời Viện kiểm sát cũng yêu cầu Cơ quan điều tra hoặc tự mình khởi tố nhiều vụ án khác, vì có nhiều vụ, Cơ quan điều tra đã tiếp nhận tin báo về sự kiện có dấu hiệu tội phạm, đáng khởi tố, nhưng lại ra quyết định không khởi tố vụ án. Ví dụ: Năm 2008, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 3 vụ 8 bị can và ban hành 9 văn bản kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục trong việc kéo dài thời hạn xử lý tin

báo, tố giác tội phạm đã vi phạm điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự. Các yêu cầu, quyết định, kiến nghị của Viện kiểm sát đã được Cơ quan điều tra tiếp thu khắc phục45. Nhờ công tác kiểm sát khởi tố, điều tra mà Viện kiểm sát đã phát hiện và khôi phục kịp thời các vi phạm pháp luật trên của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, không thể đảm bảo rằng mọi sai sót trong thực tế đều đã được khắc phục. Riêng với những vụ đã được phát hiện và xử lý cũng đủ để khẳng định rằng loại vi phạm pháp luật này là có xảy ra.

Ví dụ: Báo Bình Thuận số 3945 ra ngày 11/1/2010 có đăng bài “ Công an tỉnh đề nghị kiểm điểm, xử lý sai phạm nguyên phó Phòng Thi hành án dân sự tỉnh”. Nguyên nhân do: Tháng 9/1997, tỉnh Bình Thuận, Phạm Thị Thành (lúc bấy giờ là chấp hành viên đồng thời là phó Phòng phụ trách Phòng Thi hành án dân sự tỉnh), người trực tiếp thụ lý vụ việc thi hành án dân sự về “ tranh chấp di sản thừa kế” đã chỉ đạo thủ quỹ Nguyễn Thị Kim Yến viết phiếu chi khống và nhờ cán bộ Phòng Thi hành án Ngô Giang Bảo giả mạo chữ ký của ông Lý Văn Thuận (là một trong những người được hưởng tiền thừa kế), nhận số tiền 5.874.000 đồng của ông Thuận để sử dụng cá nhân. Vụ tham ô này coi như được trót lọt mãi đến ngày 30/12/2008, ông Lý Văn Thuận mới biết số tiền mình chưa nhận đã bị chiếm đoạt, ông Thuận đã có đơn gửi lãnh đạo Sở Tư Pháp Bình Thuận trình báo sự việc, khẳng định chữ ký nhận tiền trên phiếu chi tiền số 115/PC/THA ngày 6/9/1997 do cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh chi cho ông là không phải chữ ký của ông và yêu cầu được nhận tiền thừa kế như bản án đã tuyên. Qua đó, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có phiếu chuyển tin báo tố giác số 01/PC/VKS-P1 ngày 27/2/2009 đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận. Cảnh sát điều tra tỉnh đã vào cuộc điều tra và ngày 25/12/2009 có văn bản số490/CSĐT (PC15) gửi chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, kết luận như sau: “Hành vi của Phạm Thị Thành, Nguyễn Thị Kim Yến, Ngô Giang Bảo đã cấu thành tội “tham ô tài sản” được quy định tại khoản 1, Điều 278 Bộ luật hình sự 199946

. Tuy nhiên, do thời gian phạm tội từ tháng 9/1997 đến nay đã hơn mười hainăm nên căn cứ khoản 2, Điều 23 Bộ luật hình sự thì đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Thành, Yến, Bảo do Thành, Yến, Bảo thực hiện hành vi phạm tội rơi vào khoản 1 Điều 278 Bộ luật hình sự 1999, là tội phạm nghiêm trọng mức hình phạt cao nhất là bảy năm, và thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là mười năm . Do vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự về “tội tham ô tài sản” để chuyển xử lý hành chính.

45 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2008 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau.

46

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

Đối với trường hợp trên tác giả không đồng tình với quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận, đã căn cứ vào khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự 1999 là hơn mười hainăm để không khởi tố vụ án, như vậy có đúng không. Chúng ta cần

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 65 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)