Một số vấn đề về những quy định khởi tố vụ ánh ình sự theo yêu cầu của người bị

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 63 - 65)

b. Hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án

3.1.3 Một số vấn đề về những quy định khởi tố vụ ánh ình sự theo yêu cầu của người bị

người bị hại.

3.1.3.1 Tồn tại

Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền(Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự 2003) đối với những tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 131 và Điều 171 Bộ luật hình sự 1999 thì những tội nêu trên cho dù đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nhưng Cơ quan điều tra cũng không thể ra quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu không có yêu cầu của người bị hại (khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003). Vấn đề đặt ra là: thứ nhất, nếu người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hay không. Nếu không ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì không đúng với quy định của Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự: “…Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự…”. Mặt khác, nếu không ra quyết định này thì Cơ quan điều tra thể hiện quyết định không khởi tố của mình bằng hình thức nào và Viện kiểm sát căn cứ vào đâu để tiến hành công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra (khoản 3 Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự 2003). Ngược lại, nếu ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì căn cứ vào điều luật nào để ban hành quyết định đó, bởi tại Điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự lại không quy định về trường hợp này.

Thứ hai, hiện nay, pháp luật về tố tụng hình sự chưa có quy định về trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa sơ thẩm (Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003). Tuy nhiên trên thực tế xét xử tại phiên tòa sơ thẩm người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố mà Hội đồng xét xử thấy vụ án không ảnh hưởng đến trật tự xã hội và họ đã thỏa thuận được mức bồi thường thì Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án. Vấn đề đặt ra là khi phiên tòa kết thúc phải có bản án hoặc quyết định cụ thể. Trường hợp này luật vẫn chưa điều chỉnh Hội đồng xét xử sẽ ra bản án hoặc quyết định nào cho phù hợp.

Khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự không quy định vụ án về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thuộc diện chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại là không đảm bảo tính khả thi. Bởi thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy đa số người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại viết đơn bãi nại cho bị cáo do xuất phát từ đặc điểm của vụ án tai nạn giao thông là do lỗi vô ý. Nhiều trường hợp, sau khi người gây tai nạn và người bị hại hoặc đại diện của họ thỏa thuận xong bồi thường thiệt hại nên người bị hại từ chối giám định, vì vậy Cơ quan điều tra không có căn cứ để xử lý hình sự nên Cơ quan điều tra không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Mặt khác, việc xử lý bằng hình sự người vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ảnh hưởng rất lớn đối với việc thực hiện bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân.

3.1.3.2 Giải pháp

Để khắc phục bất cập trên: Điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cần được sửa đổi, bổ sung như sau: “khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 Bộ luật này hoặc không có yêu cầu của người bị hại đối với những tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự…”.

Khoản 2 Điều 105 cần bổ sung thêm : “Tại phiên tòa sơ thẩm người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, nếu Hội đồng xét xử thấy vụ án không ảnh hưởng đến trật tự xã hội và người gây thiệt hại, người bị hại đã thỏa thuận được mức bồi thường thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ vụ án”. Tại khoản 2 Điều 199 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành không quy định cụ thể trường hợp nào Hội đồng xét xử mới ra quyết định đình chỉ vụ án nên người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ vụ án là hợp lý.

Bổ sung vào khoản 1 Điều 105 quy định vụ án về tội vi phạm quy định về phương tiện giao thông đường bộ thuộc diện chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Ngoài tội nêu trên, theo ý kiến của tác giả cần bổ sung thêm tội: Tội từ chối hoặc chốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng vào những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)