Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tá

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 54 - 63)

b. Hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án

2.2.1.7 Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tá

cần tái thẩm đối với người khác

Mục đích của hình phạt là trừng trị và giáo dục người có tội trở thành người lương thiện. Nếu những biện pháp tác động bình thường của xã hội đối với một người phạm tội không còn hiệu quả thì phải áp dụng hình phạt đối với họ mới làm họ nhận thức được sâu sắc tính chất nguy hiểm của hành vi và chịu hồi tâm sửa chữa để trở thành người tốt. Tuy nhiên, nếu người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đã chết thì không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự nữa. Bởi áp dụng hình phạt đối với họ sẽ không mang ý nghĩa nào hết. Do đó, khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết thì các cơ quan có thẩm quyền không khởi tố vụ án hình sự.

Ví dụ: VnExpress đưa tin sáng 11-02-2009, người dân sống gần khu vực cầu Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện một phụ nữ khoảng 25 tuổi trôi dạt trên sông Sài Gòn. Và trên thi thể người phụ nữ này có một đứa bé khoảng 1 tuổi được buộc chặc vào người phụ nữ bằng một sợi dây thun và đứa bé cũng chết theo. Theo nhận định ban đầu, nhiều khả năng người phụ nữ đã nhảy sông tự tử. Trong sự việc trên, rõ ràng cháu nhỏ đã bị chết oan theo mẹ, hay nói cách khác người mẹ đã giết chết con mình. Theo Bộ luật hình sự thì người phụ nữ tự tử trên có dấu hiệu phạm một trong hai tội:“Tội giết người”, “Tội giết con mới đẻ”. Tuy nhiên, vì người phạm tội đã chết nên cơ quan chức năng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phụ nữ này42.

Tóm lại, những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 107 nêu trên là sự kết hợp các quy định của Bộ luật hình sự về các trường hợp không phải là tội phạm với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về những yếu tố loại trừ căn cứ khởi tố vụ án. Những quy định này là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

2.2.2 Trình tự và thủ tục của việc quyết định không khởi tố vụ án hình sự

Quyết định không khởi tố vụ án hình sự là hành vi pháp lý của người có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự biểu hiện bằng một văn bản quyết định không tiến hành hoặc chấm

dứt mọi hoạt động tố tụng hình sự đã hoặc đang tiến hành đối với hành vi đã bị cho là tội phạm khi có những căn cứ nhất định.

Nếu có một trong bảy căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì cơ quan có thẩm quyền ra các quyết định sau: Quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự. Dù trường hợp nào thì hành vi tố tụng của người quyết định không khởi tố vụ án hình sự cũng phải tuân theo đúng quy định của pháp luật về thủ tục, hình thức văn bản, nội dung, thẩm quyền người ký và quyết định phải được thể hiện theo đúng mẫu quy định. Mặt khác, trong quyết định không khởi tố vụ án hình sự phải nêu rõ lý do không khởi tố hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự. Căn cứ vào nội dung Điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, thì cần hiểu rằng: Cơ quan có quyền khởi tố, người có quyền khởi tố vụ án hình sự thì cũng là cơ quan, người có quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự. Riêng Hội đồng xét xử của Tòa án thì có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự do chính mình đã ban hành, nếu quyết định khởi tố vụ án chưa được chuyển cho Viện kiểm sát nhưng không ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 108 thì quyết định không khởi tố vụ án hình sự phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong phạm vi 24 giờ kể từ khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Điều luật quy định cơ quan đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự phải gửi kèm theo quyết định không khởi tố các tài liệu liên quan đến việc không khởi tố vụ án hình sự cho Viện kiểm sát để giám sát việc chấp hành pháp luật. Nếu thấy việc ra quyết định không có căn cứ thì Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và ra quyết định khởi tố vụ án để tiến hành điều tra.

Như vậy, quyết định khởi tố vụ án hình sự là chấm dứt mọi hoạt động tố tụng. Quyết định này phải thể hiện cả về hình thức lẫn nội dung như quy định của pháp luật.

Sau khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin và tiến hành kiểm tra xác minh trong thời hạn hai mươi ngày hoặc hai tháng nếu vụ việc rơi vào một trong bảy căn cứ không khởi tố tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì cơ quan có thẩm quyền khởi tố quyết định việc không khởi tố vụ án hình sự. Quyết định không khởi tố hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong phạm vi 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Mặt khác, các cơ quan này phải gửi kèm theo các tài liệu liên quan đến việc

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

không khởi tố vụ án hình sự cho Viện kiểm sát để giám sát việc chấp hành pháp luật

(khoản 1 Điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự 2003).

2.2.3 Hậu quả pháp lý của việc quyết định không khởi tố vụ án hình sự

Sau tin báo hoặc nguồn tin về tội phạm được kiểm tra, xác minh nếu thấy có một trong những căn cứ không được khởi tố vụ án được nêu tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, thì cơ quan có thẩm quyền khởi tố sẽ giải quyết theo 3 hướng như quy định tại khoản 1 Điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

+ Nếu chưa khởi tố thì ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

+ Nếu đã khởi tố vụ án hình sự mà Cơ quan điều tra mới xác định được là có căn cứ không khởi tố vụ án thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc tin báo về tội phạm biết rõ lý do hủy bỏ quyết định khởi tố.

+ Nếu thấy cần xử lý bằng biện pháp khác như biện pháp hành chính, xử lý kỉ luật, biện pháp dân sự… thì chuyển hồ sơ cho cơ quan, tổ chức, hữu quan giải quyết.

Như vậy, nếu một sự việc rơi vào một trong những căn cứ tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì sẽ không khởi tố đối với vụ án đó, tức là mọi hoạt động tố tụng tiếp theo đó sẽ bị đình chỉ và vụ án đó coi như kết thúc.

Ví dụ: Ngô Phú Lợi, nam, sinh năm 1995 thường trú ấp Rạch Lùn C, xã Khánh Hưng, tạm trú ấp Rạch Ruộng A, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau theo mẹ làm mướn. 10h ngày 10/11/2009 Lợi bị ói tại nhà ở Rạch Ruộng A, xã Khánh Lộc. Mẹ Lợi là bà Nguyễn Thị Mai đưa đến bệnh viện đa khoa huyện Trần Văn Thời, 14h cùng ngày đến bệnh viện cấp cứu điều trị, đến 18h ngày 10/11/2009 Lợi tử vong. Kết quả khám nghiệm tử thi: có 1 khối mỡ - huyết nằm chắn lỗ van tim, bít tắt tuần hoàn trong tim. Kết luận pháp y: Ngô Phú Lợi chết do bệnh lý. Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC15) Công an tỉnh Cà Mau ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự vì không có sự việc phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự (xem phần phụ lục C).Như vậy đối với vụ việc trên khi đã có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì mọi hoạt động tố tụng khác như điều tra, truy tố, xét xử…đều bị đình chỉ.

Không ít trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ là dấu hiệu tội phạm, nhưng qua quá trình điều tra tiếp theo, Cơ quan điều tra lại xác định sự việc đã khởi tố ban đầu là có dấu hiệu về tội phạm nhưng lại rơi vào các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, khi đó cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định đình chỉ điều tra ở giai đoạn điều tra, hoặc đình chỉ vụ án ở giai đoạn truy tố, chuẩn bị xét xử hoặc tuyên vô tội tại phiên tòa. Như vậy, để có được một quyết định khởi tố chính xác thì cơ quan tiến hành tố tụng phải kết hợp hài hòa giữa hai căn cứ khởi tố (Điều 100) và

căn cứ không khởi tố (Điều 107), xem xét tổng thể và toàn diện đồng thời cảhai căn cứ trên thì mới không gây ra oan sai. Tuy nhiên, trong trường hợp không có đủ thời gian và chứng cứ để xem xét đồng thời cả hai căn cứ trên, cơ quan tiến hành tố tụng phải kịp thời ra quyết định khởi tố vụ án khi sự việc đã mang dấu hiệu tội phạm, tránh việc kéo dài, gây lãng phí thời gian không đảm bảo tính kịp thời đối với việc giải quyết vụ án hình sự.

Tóm lại, quyết định việc khởi tố đúng đắn, kịp thời sẽ đảm bảo xử lý nhanh chóng, công minh đối với hành vi phạm tội đã xảy ra. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều như vậy, bởi tình hình tội phạm diễn ra với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nên trong nhiều trường hợp việc phân biệt đúng sai, thật giả rất khó khăn, phức tạp. Mặt khác, những quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự vẫn chưa hoàn chỉnh còn một số vướng mắc, đồng thời việc áp dụng pháp luật vẫn còn nhiều khó khăn.

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ VỤ ÁN

HÌNH S VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Những quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự đã dần hoàn thiện và đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề đã đạt được thì những quy định này cũng tồn tại không ít những khó khăn về mặt pháp lý và thực tiễn. Từ việc nghiên cứu những tồn tại tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật và góp phần giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn.

3.1 Một số tồn tại và giải pháp về mặt pháp lý

Về mặt pháp lý vẫn còn một số tồn tại như: Vấn đề về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát, của Tòa án, một số vấn đề về những quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại và một số vấn đề khác. Từ những tồn tại đó tác giả đưa ra một số đề xuất tương ứng nhằm hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự.

3.1.1 Một số vấn đề về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát

3.1.1.1 Tồn tại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì Viện kiểm sát chỉ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong hai trường hợp: “…Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án”. Việc xác định hai phạm vi khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát như vậy làm khắc phục tình trạng khởi tố vụ án bị chồng chéo, không thống nhất, tuy nhiên việc hạn chế đó sẽ dẫn đến một số tồn tại.

Thứ nhất, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các đơn vị khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự), đó là những trường hợp mà quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan, đơn vị này không đúng với các quy định tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ phát hiện có dấu hiệu tội phạm, nhưng đã quá thời hạn luật định (20 ngày hoặc hai tháng) mà cơ quan có thẩm quyền chưa đưa ra một trong hai quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự thì Viện kiểm sát cũng không thể quyết định khởi tố vụ án được. Khi đó, Viện kiểm sát chỉ có thể yêu cầu hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm

quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Nếu các cơ quan nhận được yêu cầu, kiến nghị vẫn không ra quyết định khởi tố vụ án thì Viện kiểm sát cũng không thể tự mình ra quyết định khởi tố vụ án để chuyển đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành điều tra vụ án. Yêu cầu của Viện kiểm sát trong trường hợp này không thuộc loại yêu cầu mà nếu không thống nhất thì Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành như quy định tại Điều 114 Bộ luật tố tụng hình sự 200343, nên tính hiệu lực bị hạn chế. Pháp luật quy định như vậy sẽ không đảm bảo việc phát hiện tội phạm được nhanh chóng, chính xác, kịp thời và xử lý công minh mọi hành vi phạm tội, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm.

Ví dụ: Trong trường hợp những tin báo, tố giác về tội phạm đã có đủ hồ sơ để khởi tố vụ án hình sự nhưng Cơ quan điều tra không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và cũng không ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm đã kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra và các cơ quan khác có thẩm quyền khởi tố ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật nhưng các cơ quan này vẫn không thực hiện yêu cầu của Viện kiểm sát, mà cứ để dưới hình thức tin báo, tố giác tội phạm trong khi Viện kiểm sát vẫn không được quyền khởi tố vụ án hình sự.Do quy định như vậy nên chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra còn thụ động, hạn chế 44

.

Thứ hai, qua quá trình Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố nếu phát hiện tội phạm mới và người phạm tội mới, thì Viện kiểm sát cũng không thể tự mình khởi tố vụ án được. Khi đó Viện kiểm sát lại phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu khởi tố và điều tra bổ sung. Việc quy định thẩm quyền khởi tố vụ án của Viện kiểm sát chỉ gồm hai trường hợp như hiện nay dẫn đến mâu thuẫn với quy định

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)