Không có sự việc phạm tội

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 45 - 48)

Không có sự việc phạm tội được hiểu là trên thực tế không có hành vi (hành động hoặc không hành động) nguy hiểm cho xã hội xảy ra hoặc cũng không có căn cứ nào để xác định tội phạm. Do đó, việc khởi tố vụ án hình sự không mang lại ý nghĩa nào hết, mà còn trái với chính sách của Nhà nước. Thông thường có hai trường hợpxác định không có sự việc phạm tội. Trường hợp thứ nhất có sự việc xảy ra trong thực tế nhưng không phải do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra như có người chết do tự sát mà không có các tội phạm có liên quan như bức tử, giúp đỡ người khác tự sát, không cứu giúp người ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hoặc chết do bệnh lý, chết do già yếu… Trường hợp thứ hai là không có sự việc nào xảy ra mà nguồn tin (tố giác, tin báo…) sai không phản ánh đúng sự thật hoặc do nhầm lẫn của người tố giác hoặc do vu khống, hoặc do giả tạo…Trong trường hợp trên, sau khi cơ quan chuyên môn có thẩm quyền xác định rõ ràng không có sự việc phạm tội thì sẽ ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Ví dụ: Trong quá trình điều tra vụ án: “Bùi Quang Hưng và Bùi Tiến Dũng cùng đồng bọn phạm tội: Tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc và vụ án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa và nhận hối lộ, Tham ô tài sản tại Ban Quản Lý dự án PMU18” đã có nhiều báo đưa tin liên quan đến cán bộ tiêu cực, tham nhũng, tham gia chạy án, hối lộ…Trong đó có bài: “Bùi Tiến Dũng khai đã đưa tiền chạy án cho gần 40 nhân vật quan trọng”. Xét tính chất nghiêm trọng của các vụ nêu trên, Bộ Công an đã chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ thông tin trên để xử lý theo pháp luật. Kết quả điều tra đã xác định những tin đưa lên báo không đúng sự thật, trong đó có những tin đang trong quá trình điều tra, có tin không có trong hồ sơ vụ án31. Như vậy không phải bất kỳ nguồn tin nào cũng đều phản ánh đúng sự

31

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

việcđã xảy ra. Nếu người nhận định sự việc không có kiến thức chuyên môn về khoa học pháp lý hình sự thì khó có thể nhận biết được sự việc có dấu hiệu tội phạm hay không. Như vậy, sự việc báo đã đưa tin “cán bộ tiêu cực, tham nhũng, tham gia chạy án, hối lộ…” là không đúng nên cơ quan có thẩm quyền không khởi tố vụ án hình sự vì không có sự việc phạm tội xảy ra.

2.2.1.2 Hành vi không cấu thành tội phạm

Để xác định là có tội phạm cụ thể nào đó, trước hết, hành vi vi phạm pháp luật được xem xét phải có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể được ghi nhận trong điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự hiện hành32.

Nếu hành vi không có hoặc có nhưng không đầy đủ những dấu hiệu của một cấu thành tội phạm nào thì hành vi ấy không phải là tội phạm và người đã thực hiện hành vi đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trên thực tiễn cho thấy có ba trường hợp hành vi không cấu thành tội phạm:

+ Trường hợp thứ nhất, hành vi đó về hình thức có một số dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự nhưng không đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể đó như: không có lỗi, hậu quả không đáng kể, số lượng tài sản chiếm đoạt không đạt mức quy định của điều luật…

+ Trường hợp thứ hai: Hành vi tuy về hình thức có dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự nhưng tính chất mức độ nguy hiểm không đáng kể33 như: Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản dưới một triệu đồng mà chưa bị xử lý hành chính…

+ Trường hợp thứ ba: Hành vi đã có những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội như sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, thực nghiệm khoa học, thi hành mệnh lệnh, bắt giữ người phạm tội, những rủi ro trong nghiên cứu khoa học… Do đó, trong những trường hợp trên các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

32

Dấu hiệu của cấu thành tội phạm phải thỏa bốn yếu tố sau: mặt khách quan, khách thể của tội phạm, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm, được quy định tạiĐiều 8 Bộ luật hình sự 1999: “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa,

quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe,

danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác

của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.

33

Xem thêm khoản 4, Điều 8 Bộ luật hình sự 1999.

Ví dụ: Nguyễn Thị B lái xe gắn máy của mình, đã lấn sang phần đường bên trái đâm vào một xe đạp đi ngược chiều. Làm cho người đi xe đạp ngã nhưng chỉ bị xây sát. Còn xe đạp bị gãy. Trong trường hợp này không được khởi tố vụ án hình sự vì lái xe phạm lỗi nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng. Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 quy định người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi “thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác”. Như vậy hành vi của B chưa cấu thành tội phạm do thiếu yếu tố “gây hậu quả nghiêm trọng” nên không khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, trong trường hợp này B có thể bị xử lý bằng các biện pháp hành chính hoặc tư pháp để bồi thường chiếc xe đạp bị gãy.

2.2.1.3 Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách

nhiệm hình sự

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là căn cứ quan trọng để khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người. Bởi đến một độ tuổi nhất định thì con người có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mới điều khiển được hành vi của mình. Do đó, Điều 12 Bộ luật hình sự 1999 quy định:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Như vậy, pháp luật quy định con người đến độ tuổi nêu trên thì mới chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình gây ra. Nếu người chưa đủ 14 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không khởi tố vụ án hình sự dù tội phạm rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Nếu người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự và bị khởi tố vụ án khi phạm một tội có đủ hai điều kiện sau:

+ Một là tội phạm rất nghiêm trọng34

hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng35

.

+ Hai là tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý36đối với tội phạm rất nghiêm trọng hoặc vô ý37

hay cố ý đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

34

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức án cao nhất của khung hình phạt

đối với tội ấy là đến 15 năm tù (khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999).

35 Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức án cao nhất của khung

hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân và tử hình (khoản 3 Điều 8 Bộ luật tố tụng hình sự 1999).

36

Phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

Do đó, cần phải xác định chính xác độ tuổi của một người, để xác định được độ tuổi của người chịu trách nhiệm hình sự phải dựa trên các cơ sở: giấy khai sinh (bản gốc), sổ đăng ký khai sinh và các bằng chứng xác thực khác… Các giấy tờ phản ánh ngày sinh của người đang bị xem xét vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự phải đủ độ tin cậy. Tuy nhiên, không phải lúc nào những giấy tờ trên đều thực hiện đúng sự thật, do đó nếu có nghi ngờ thì phải trưng cầu giám định về tuổi. Như vậy, từ căn cứ vừa nêu trên cơ quan có thẩm quyền khởi tố không được khởi tố vụ án để truy cứu trách nhiệm hình sự những người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: Trần Thị B sinh ngày 1-1-1997, đã ăn trộm 2000000 đồng của bà Bùi Thị C và bị bà C bắt quả tang B đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đó vào ngày 1-1- 2010. Trong trường hợp này không được khởi tố vụ án hình sự vì khi xảy ra việc trộm cắp tài sản tại nhà bà C thì B chỉ mới có 13 tuổi, chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Tóm lại, căn cứ không được khởi tố vụ án tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự” thì không được khởi tố.

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)