Một số vấn đề trong kiểm sát việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm,

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 65 - 67)

kiến nghị khởi tố

3.1.4.1 Tồn tại

Để chống bỏ lọt tội phạm, trước hết Viện kiểm sát phải kiểm sát được hoạt động tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố của các cơ quan có thẩm quyền đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên, hiện nay Viện kiểm sát chưa có cơ sở pháp lý để có thể cập nhật được đầy đủ số lượng vụ việc có dấu hiệu tội phạm xảy ra.

Ví dụ: Khi có hành vi phạm tội xảy ra, sau khi phát hiện được thì người bị hại và người gây thiệt hại đã tự dàn xếp với nhau, chính quyền cấp cơ sở xử phạt hành chính người có hành vi phạm tội rồi cho qua, nhiều vụ tội phạm đáng lẽ phải khởi tố nhưng vì những lý do khác nhau, nhiều khi chỉ vì chủ nghĩa thành tích, muốn cấp trên nghĩ rằng tình hình an ninh trật tự tại nơi, lĩnh vực mình quản lý vẫn đảm bảo, ổn định trật tự… nên người có thẩm quyền chỉ xử lý nội bộ, xử lý hành chính.

Những thông tin như thế Viện kiểm sát chưa có cơ chế pháp lý để có thể kiểm sát được. Thông thường Viện kiểm sát cử cán bộ đến một số địa bàn nắm thông tin và sau khi phát hiện tội phạm bị bỏ lọt thì yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố. Tuy nhiên, Viện kiểm sát không đủ cán bộ để thường xuyên tổ chức đi nắm tình hình như vậy và có nơi bị phản ứng, không được cung cấp hồ sơ xử lý vụ việc, kể cả từ phía Cơ quan điều tra cũng không ủng hộ vì việc làm đó không có quy định nào của pháp luật hiện hành quy định Viện kiểm sát có nhiệm vụ và có quyền tổ chức đi nắm tình hình như vậy. Do đó, Viện kiểm sát thực hiện việc chống bỏ lọt tội phạm chưa hiệu quả ngay từ khâu kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số

Lu i Lý lu à th ti ình s

ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy

hoạt động điều tra cũng là những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong những trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, nhưng tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tốchưa có quy định những cơ quan nói trên là những cơ quan có nhiệm vụ giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm. Mặt khác, khoản 4 Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự chưa có quy định Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của các cơ quan nói trên mà chỉ quy định Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của Cơ quan điều tra.

Hiện nay, chưa có một cơ chế để ràng buộc Cơ quan điều tra phải thông báo kịp thời cho Viện kiểm sát biết ngay khi tiếp nhận, thụ lý bất kỳ tin báo, tố giác về tội phạm nào để Viện kiểm sát có thể cử Kiểm sát viên kiểm sát ngay từ đầu và đề ra các yêu cầu xác minh, giải quyết, giúp cho hoạt động xác minh, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm được thực hiện đúng pháp luật. Mà Viện kiểm sát nắm được thông tin từ Cơ quan điều tra cung cấp hoặc thông tin công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, qua hoạt động kiểm sát việc bắt, tạm giữ… Trong trường hợp Cơ quan điều tra vì lý do nào đó cố tình giấu hoặc chậm thông báo cho Viện kiểm sát biết thì Viện kiểm sát rất khó khăn và bị động trong việc thực hành chức năng kiểm sát mà pháp luật quy định.

3.1.4.2 Giải pháp

Để tạo điều kiện cho Viện kiểm sát thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố thì Bộ luật tố tụng hình sự cần quy định rõ các vấn đề sau: Cơ quan điều tra các cấp phải mở đầy đủ sổ thụ lý tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp nhận được qua tất cả các nguồn thông tin như: đơn, thư, thông tin đại chúng, do cơ quan cấp dưới báo lên… Nếu có tội phạm xảy ra mà Cơ quan điều tra không nắm được, nắm rồi không theo dõi kết quả giải quyết là trách nhiệm của Cơ quan điều tra. Đây cũng là một trong những căn cứ để Viện kiểm sát kiểm sát các hoạt động nói trên của Cơ quan điều tra; Quy định Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát biết về việc tiếp nhận, thụ lý giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong thời gian nhất định khoảng ba ngày sau khi tiếp nhận được, để Viện kiểm sát cử kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc xác minh, giải quyết; Quy định Viện kiểm sát có quyền trực tiếp tổ chức kiểm sát hoạt động tiếp nhận, phân loại, quản lý, thống kê tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, có quyền kiểm sát sổ sách, hồ sơ ngay cả ở giai đoạn tiếp nhận, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm chứ không phải chỉ khi Cơ

quan điều tra ra quyết định giải quyết rồi Viện kiểm sát mới kiểm sát từng vụ việc; Quy định Viện kiểm sát có quyền yêu cầu các cơ quan đơn vị, nhất là các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cung cấp tài liệu cần thiết cho việc xác định tội phạm.

Như vậy, những vấn đề nêu trên giúp cho Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát, nhằm chống bỏ lọt tội phạm và chống oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)