Tin báo của cơ quan, tổ chức

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 28 - 29)

Tin báo của cơ quan, tổ chức về tội phạm là những thông tin, thông báo về tội phạm của các cơ quan, tổ chức cho đó là tội phạm hoặc tiếp nhận từ tố giác của công dân và cơ quan, tổ chức phải báo cáo bằng văn bản với Cơ quan điều tra. Tin báo của cơ quan, tổ chức cũng là cơ sở để xác định có dấu hiệu của tội phạm hay không, những tin tức về tội phạm phải được chính thức báo cáo cho Cơ quan điều tra chứ không phải là những lời đồn đại không có căn cứ. Đối với trường hợp cơ quan tổ chức nhận được tố giác của công

18Xem thêm Điều 122: Tội vu khống Bộ luật hình sự 1999.

19http://vietbao.vn/Xa_hoi/Hop_thu_dien_tư_tiep_nhan_thong_tin_to_giac_toi_pham_phat_huy_tac_dung

dân về tội phạm thì cơ quan, tổ chức đó phải tiếp nhận ngay và không được giới thiệu cho họ đến nơi khác. Quy định như vậy nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tố giác của công dân về tội phạm.

Tóm lại, cũng như đối với công dân, khi phát hiện ra các tin tức về tội phạm, cơ quan, tổ chức cũng có quyền và nghĩa vụ báo tin cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để kịp thời phát hiện và xử lý tội phạm. Mặt khác, cơ quan, tổ chức còn có nghĩa vụ phải tiếp nhận tố giác của công dân và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về tin tức của tội phạm. Bên cạnh đó, tin báo của cơ quan, tổ chức cũng có mục đích giống tố giác của công dân, đó là nhằm giúp cơ quan có thẩm quyền phát hiện nhanh chóng tội phạm, xử lý nghiêm minh, kịp thời, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân huyện U Minh nhận được tin báo của anh Hoàng Văn Phương, anh Phương đã thấy một xác chết dưới chân cầu. Khi nhận được tin báo đó ủy ban nhân dân huyện U Minh đã báo cáo với Cơ quan điều tra huyện U Minh về nội dung của tin báo đó.

Hai khái niệm “tố giác” và “tin báo” có một số điểm khác nhau. Tin báo là việc báo tin về tội phạm của cơ quan, tổ chức với cơ quan điều tra có thẩm quyền và phải thực hiện tin báo đó dưới hình thức văn bản. Mặt khác, tố giác là việc báo tin về tội phạm của công dân với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào và thể hiện dưới một số hình thức nhất định như: bằng miệng, thư, điện thoại…

Bên cạnh đó, khái niệm “cơ quan, tổ chức” tại khoản 2 Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 rộng hơn so với trước đây. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành khẳng định không chỉ có cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội mà còn có các cơ quan khác tổ chức khác như: cơ quan của sứ quán nước ngoài, các cơ quan nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức của người lao động…cũng có nhiệm vụ tiếp nhận tố giác của công dân và có trách nhiệm báo cho cơ quan tiến hành tố tụng những tin tức về tội phạm.

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)