Về nguyên tắc, khởi tố vụ án hình sự là quyền chủ động của cơ quan có thẩm quyền. Nếu có dấu hiệu của tội phạm, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự để mọi tội phạm đều bị phát hiện và xử lý kịp thời. Việc khởi tố vụ án hình sự không phụ thuộc vào ý chí của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ. Nhà nước không cho phép một cá nhân, tổ chức nào được can thiệp để tội phạm xảy ra mà không bị khởi tố. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ý chí của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ được pháp luật quy định như là điều kiện bắt buộc để khởi tố vụ án hình sự. Theo Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, đó là 11 trường hợp quy định tại khoản 1 của các Điều 104 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều 105 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh), Điều 106 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá của phòng vệ chính đáng), Điều 108 (tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều 109 (tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc hành nghề hoặc quy tắc hành chính), Điều 111 (tội hiếp dâm), Điều 113 (tội cưỡng dâm), Điều 121 (tội làm nhục người khác), Điều 122 (tội vu khống), Điều 131 (tội xâm phạm quyền tác giả), Điều 171 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp) của Bộ luật hình sự 1999.
Việc quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ xuất phát từ tính chất của vụ án và lợi ích của chính người bị hại. Cơ quan có thẩm quyền nếu tự mình khởi tố vụ án hình sự có thể gây thêm những tổn thất về tinh thần cho người bị hại, làm lộ bí mật đời tư của họ, phá vỡ sự thỏa thuận, thương lượng giữa hai bên. Do đó, trong những trường hợp này, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp có quyền tự do lựa chọn: Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, tha thứ hoặc thỏa thuận với người phạm tội.
Đặc biệt, việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, được quy định trên cơ sở kết hợp hai yếu tố: Có dấu hiệu của tội phạm và có yêu cầu khởi tố về hình sự. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì dù người bị hại có yêu cầu khởi tố cũng không được
khởi tố. Ngược lại, nếu người bị hại không yêu cầu khởi tố thì dù đã xác định có dấu hiệu tội phạm cũng không được khởi tố. Tuy vậy, pháp luật cho phép sự thể hiện ý chí cá nhân của người bị hại trong việc tự giải quyết các sự việc gây thiệt hại cho chính mình cũng chỉ trong giới hạn nhất định mà xã hội và cộng đồng có thể chấp nhận được. Nếu những thiệt hại đã gây ra cho người bị hại là nghiêm trọng thì Nhà nước phải can thiệp và trường hợp này việc khởi tố vụ án không còn phụ thuộc vào ý chí của người bị hại.
Ví dụ: Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B ở chung một khu dân cư do mâu thuẫn trong sinh hoạt, Nguyễn Văn A đã đánh Nguyễn Văn B bị thương nhưng thương tích không nặng, cũng không có một trong các yếu tố: “Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”, “có tính chất côn đồ”, “tái phạm nguy hiểm”, nếu Nguyễn Văn B không yêu cầu cơ quan chức năng xử lý Nguyễn Văn A thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không được khởi tố vụ án hình sự.
Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là người bị hại. Trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người đại diện hợp pháp của họ được quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003: “…chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”. Những người bị hại chưa thành niên là những người mà theo quan điểm lập pháp là chưa có đầy đủ năng lực hành vi để thực hiện về chủ thể của mình. Họ có thể chưa ý thức được một cách đầy đủ về những thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho họ và thiếu các điều kiện chủ quan để tự bảo vệ những lợi ích của mình. Chính vì vậy, đối với người chưa thành niên và người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, nhà làm luật đã hạn chế việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại đối với những trường hợp này và chỉ chấp nhận khi có yêu cầu của người đại diện hợp pháp của họ. Người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất được nói trong điều luật là người mà do những khuyết tật, bệnh lý bị tàn phế, thương tật mà dẫn đến không có khả năng thực hiện được tự do ý trí của mình hoặc không nhận thức được hoặc không điều chỉnh được hành vi. Do đó, cũng không có khả năng tự thực hiện yêu cầu và bảo vệ được lợi ích của mình trước pháp luật. Như vậy, người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên và người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần có thể là cha mẹ, anh, chị em ruột, người nuôi dưỡng, luật sư của họ…
Hiện nay, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 chưa có quy định về nội dung yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Nhưng thông thường nội dung yêu cầu khởi tố là yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc chỉ yêu cầu cải chính, xin lỗi thì không phải là yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Về hình thức, yêu cầu khởi
Lu i Lý lu à th ti ình s
ạc Giáng Châu ễn Bích Thủy
tố vụ án hình sự được thực hiện bằng hình thức văn bản hoặc trình bày trực tiếp. Trong đó, đơn yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu. Trường hợp yêu cầu khởi tố được trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát lập biên bản ghi rõ nội dung yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu. Biên bản do Viện kiểm sát lập được chuyển ngay cho Cơ quan điều tra để xem xét việc khởi tố vụ án hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án, yêu cầu khởi tố là điều kiện bắt buộc, do đó trong những trường hợp phạm tội nêu trên, khởi tố khi không có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tòa án cấp sơ thẩm phát hiện thấy vi phạm đó trong khi chuẩn bị xét xử thì có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
Ví dụ: Vào ngày 22/7/2008, Nguyễn Thanh T bị đánh ngất, được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh điều trị và được tổ chức giám định pháp y trung ương kết luật tỷ lệ thương tật của T là 15%. Mẹ của T đã đến Công an phường trình báo và “Đề nghị Công an xử lý nghiêm minh những người đã đánh con bà ra trước pháp luật và phải bồi thường tiền thuốc men chữa bệnh”. Như vậy yêu cầu của mẹ T yêu cầu khởi tố do chứa đựng thông tin như tố giác tội phạm nên được xem là cơ sở xác định căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, yêu cầu khởi tố là điều kiện chứ không phải là căn cứ khởi tố vụ án hình sự, mà căn cứ duy nhất để khởi tố là dấu hiệu tội phạm. Nếu chỉ có yêu cầu khởi tố mà không có dấu hiệu tội phạm thì không được khởi tố vụ án hình sự. Ngược lại, xác định được dấu hiệu tội phạm thuộc các trường hợp nêu trên nhưng không có yêu cầu khởi tố thì không được khởi tố vụ án hình sự. Nhìn chung khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 tiến bộ, đã bổ sung: “…Người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”. Quy định như vậy nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người bị hại đặc biệt là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất.