Chất lượng là gì ?

Một phần của tài liệu Bs quyết thương mại Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 36 - 37)

VII. CHẤT LƯỢNG

40.Chất lượng là gì ?

Chất lượng của một sản phẩm được định nghĩa là “sự thích hợp đối với việc sử dụng” và do đó là toàn bộ các đặc tính nhằm thỏa mãn các nhu cầu đã được đề cập. Do vậy việc quản lý chất lượng trở thành chức năng quản lý toàn bộ, để đảm bảo rằng các đòi hỏi của khách hàng đã được xác định và được thỏa mãn. Nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi theo thời gian, kể cả các đòi hỏi về chất lượng. Do tất cả các doanh nghiệp đều có thể tiếp cận với khách hàng, các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn ở mọi nơi ngày càng quan tâm đến việc cạnh tranh về chất lượng. Một khách hàng thường mua một sản phẩm với những mong muốn nhất định. Những mong muốn này được xác định bởi một số nhân tố và công dụng dự kiến, hình thức bề ngoài và sự thể hiện của sản phẩm có ảnh hưởng tới những mong muốn này. Nếu sản phẩm thích ứng được những mong muốn của khách hàng khi sử dụng, họ sẽ hài lòng và cho rằng sản phẩm có chất lượng cao hoặc chất lượng có thể chấp nhận. Do vậy, chất lượng của một sản phẩm phụ thuộc vào khả năng thỏa mãn những mong muốn của khách hàng.

Chất lượng của một sản phẩm là một nhân tố chủ yếu trong bất kỳ quyết định mua hàng nào. Trước khi đặt hàng, đơn vị mua hàng muốn biết liệu người bán có khả năng cung cấp một sản phẩm đáp ứng được tất cả các đòi hỏi của họ không. Theo truyền thống, người mua sẽ đòi hàng mẫu từ các nhà cung cấp tiềm năng và tiến hành giám định, kiểm tra để xác định xem liệu sản phẩm mẫu có phù hợp với các tiêu chuẩn cần thiết không. Những khách hàng lớn có thể cử các chuyên gia kỹ thuật đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung cấp để đảm bảo rằng những nhà cung cấp này có khả năng cung cấp sản phẩm với chất lượng ổn định. Để giám sát các vấn đề phát sinh từ việc đánh giá khách quan và chi phí cao mà người mua phải chịu khi đánh giá hệ thống chất lượng của nhà cung cấp, nhu cầu phổ biến về hệ thống đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã được thông qua và coi như một tài liệu tham khảo hay tiêu chuẩn để đánh giá bất kỳ hệ thống chất lượng nào. Hệ thống chất lượng do vậy phải toàn diện nhằm đáp ứng được các mục tiêu về chất lượng và phải được thiết kế để thỏa mãn các nhu cầu quản lý nội bộ của đơn vị. Các định nghĩa liên quan đến “chất lượng” mà tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đưa ra là:

Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể có khả năng thỏa mãn các nhu cầu được đề ra bởi các đặc tính đó.

Chính sách về chất lượng là toàn bộ các dự định và định hướng của một tổ chức có liên quan đến chất lượng được chính thức thể hiện bởi các cấp quản lý hàng đầu.

Quản lý chất lượng là những hoạt động của toàn bộ chức năng quản lý nhằm xác định chính sách về chất lượng, mục đích và trách nhiệm, việc thực thi chúng bằng các biện pháp như lập kế hoạch về chất lượng, giám sát chất lượng, đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng trong hệ thống của nó.

Giám sát chất lượng là các kỹ năng hoạt động và hoạt động được sử dụng để đáp ứng các đòi hỏi về chất lượng.

Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được thực thi theo hệ thống chất lượng được thể hiện theo nhu cầu nhằm tạo sự tin tưởng chắc chắn rằng thực thể này sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.

Dây chuyền chất lượng là những chức năng và là một phần của những dây chuyền công nghiệp có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, giám định, bán hàng, dịch vụ nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, thiết kế chế tạo, mua bán và sản xuất.

Một phần của tài liệu Bs quyết thương mại Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 36 - 37)