XI. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚ
92. Các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu nào được Hiệp định TRIPS đề ra đối với các quyền khác nhau ?
quyền khác nhau ?
Các tiêu chuẩn tối thiểu mà hiệp định TRIPS đề ra đối với quyền sở hữu các tài sản trí tuệ khác nhau được mô tả dưới đây:
Bằng sáng chế. Bằng sáng chế xác định quyền sở hữu sáng chế. Hiệp định TRIPS quy định rằng một sáng chế cần đăng ký bằng sáng chế phải là sáng chế mới, có liên quan tới một bước
cấp bằng sáng chế cho các phát minh trong tất cả các lĩnh vực của công nghệ, các sản phẩm và các phương pháp kể cả các phương pháp được sử dụng để chế tạo ra sản phẩm.
Hơn nữa, bằng sáng chế cần được cấp không phân biệt nơi phát minh, cũng không phân biệt sản phẩm đó được nhập khẩu hay sản xuất trong nước.
Các sản phẩm, các phương pháp sản xuất mà các nước được phép không cần cấp bằng sáng chế chỉ bao gồm các phương pháp chẩn đoán, trị liệu và phẫu thuật để chữa bệnh cho người; thực vật và động vật không phải là vi sinh vật, chủ yếu là các phương pháp sinh học để sản xuất thực vật và động vật, trừ các phương pháp phi sinh học và vi sinh.
Tuy nhiên, nếu một nước không đưa các loại thực vật vào được cấp bằng sáng chế, thì nước này phải áp dụng các biện pháp bảo hộ theo hệ thống sui generis.
Bản quyền tác giả. Bản quyền tác giả bảo vệ các công trình trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật dù dưới phương thức, hình thức thể hiện nào. Tuy nhiên, đối với một công trình cần bảo vệ bản quyền tác giả, nó phải là công trình sáng tạo nguyên bản.
Những người sở hữu bản quyền tác giả của một công trình được bảo vệ có quyền ngăn cản người khác sử dụng chúng nếu không có sự cho phép của mình. Các hành vi cần có sự ủy quyền của các chủ sở hữu bản quyền tác giả là việc tái sản xuất (sao chụp hay tái sản xuất tác phẩm); trình diễn tác phẩm trước công chúng (tức là trong một buổi biểu diễn hay một buổi hòa nhạc); ghi âm tác phẩm (theo ngôn ngữ kỹ thuật của luật bản quyền là ghi âm); xây dựng phim ảnh (thường gọi là “tác phẩm điện ảnh” theo ngôn ngữ kỹ thuật); truyền thanh và truyền hình tác phẩm; dịch và phỏng dịch tác phẩm.
Hiệp định TRIPS còn quy định các chương trình máy vi tính cần được xem là các tác phẩm văn hóa và được bảo vệ theo Luật bản quyền quốc gia.
Kiểu dáng công nghiệp. Hiệp định TRIPS quy định nghĩa vụ bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp mới hay nguyên gốc đối với các nước thành viên. Do vậy, các kiểu dáng này cần phải là mới hoặc nguyên bản để có đủ điều kiện được bảo hộ. Người chủ sở hữu kiểu dáng đã được bảo hộ có độc quyền sử dụng chúng và có thể ngăn chặn người khác sản xuất, bán hoặc nhập khẩu những mặt hàng mang hình tượng hoặc tương tự một kiểu dáng sao chép, hầu như sao chép của kiểu dáng được bảo hộ, nếu không có sự thỏa thuận của tác giả.
Sơ đồ thiết kế mạch tổ hợp. Trừ trường hợp có quy định khác, Hiệp định TRIPS yêu cầu các nước bảo hộ sơ đồ thiết kế mạch tổ hợp phù hợp với Hiệp định Oasington về tài sản trí tuệ trong lĩnh vực mạch tổ hợp (đã được bàn bạc vào năm 1989).
Nhãn hiệu thương mại. Hiệp định TRIPS quy định rằng các dấu hiệu hay sự kết hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một cơ sở sản xuất kinh doanh này với một cơ sở sản xuất kinh doanh khác có thể được đăng ký như là nhãn hiệu thương mại. Các dấu hiệu này bao gồm tên, chữ, mã số, hình vẽ và sự kết hợp các màu sắc.
Chủ sở hữu các nhãn hiệu thương mại có độc quyền ngăn chặn người khác sử dụng các dấu hiệu “hàng hóa giống hệt hay tương tự” với nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký bởi việc sử dụng như vậy có thể sẽ dẫn tới sự nhầm lẫn. Một nước có thể quy định rằng một nhãn hiệu đã được sử dụng trong một giai đoạn cũng có thể được phép đăng ký.
Các dấu hiệu về địa lý. Các dấu hiệu này nhằm thông báo cho người tiêu dùng biết rằng một hàng hóa có chất lượng, danh tiếng hay các đặc tính khác về cơ bản có liên quan tới xuất xứ địa lý. Hiệp định TRIPS quy định rằng các nước không được cho phép đăng ký các nhãn hiệu thương mại có chỉ định sai về xuất xứ địa lý của hàng hóa. Ví dụ điển hình nhất đó là “Champagne”, một loại rượu vang được sản xuất tại một vùng nhất định của Pháp. Do vậy, về
nguyên tắc không được gọi rượu vang sản xuất ở các nơi khác (như tại Achentina hay Mỹ) là Champagne, thậm chí mặc dù tại nước sản xuất, rượu vang này có thể được so sánh như rượu Champagne của Pháp.
Thông tin bí mật. Hiệp định TRIPS đề ra các điều khoản mà lần đầu tiên trong công pháp quốc tế quy định rõ ràng về việc bảo vệ các thông tin cấm tiết lộ, đó là các thông tin mật, có giá trị thương mại và vì tính bí mật của chúng nên cần có những biện pháp hợp lý để bảo vệ chúng. Hiệp định TRIPS không yêu cầu coi thông tin không được tiết lộ như là một hình thức tài sản, song quy định rằng người có nhiệm vụ pháp lý về việc kiểm soát những thông tin này cần phải có trách nhiệm ngăn chặn sự tiết lộ không cho người khác mua và sử dụng thông tin mà không được sự thỏa thuận của người sở hữu chúng bằng một phương thức trái với tập quán thương mại trung thực.