XI. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚ
VỀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (ITC) TRỰC THUỘC UNCTAD/WTO
TRỰC THUỘC UNCTAD/WTO
Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) trực thuộc UNCTAD/WTO là một tổ chức trong hệ thống Liên Hợp quốc về sự hợp tác kỹ thuật với các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy mậu dịch quốc tế. ITC được thành lập bởi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) năm 1964 và kể từ năm 1968 đã được điều hành chung bởi GATT (hiện nay là Tổ chức Thương mại Thế giới, gọi tắt là WTO) và Liên hiệp quốc (UN). ITC hoạt động thông qua Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). Là một cơ quan hành động của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), ITC chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực hiện các dự án liên quan đến việc xúc tiến thương mại do UNDP tài trợ tại các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi.
ITC hợp tác với các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi để thiết lập các chương trình xúc tiến thương mại nhằm giúp họ mở rộng xuất khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nhập khẩu của họ. Việc hợp tác này bao trùm sáu lĩnh vực:
- Phát triển sản phẩm và thị trường. Giúp tìm thị trường xuất khẩu trực tiếp cho các doanh
nghiệp thông qua tư vấn về phát triển sản phẩm, làm cho hàng hóa sản xuất và các dịch vụ thích ứng với thị trường thế giới.
- Phát triển các dịch vụ xúc tiến thương mại. Tạo lập và thúc đẩy dịch vụ xúc tiến cho các
quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp với nước ngoài do các tổ chức tư nhân và tổ chức nhà nước ở cấp vùng và cấp quốc gia cung cấp.
- Cung cấp thông tin thương mại. Thiết lập các dịch vụ thông tin thường xuyên về thương
mại quốc tế, phổ biến các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thị trường và các chức năng thương mại cho các doanh nghiệp và các tổ chức thương mại khác.
- Phát triển nguồn nhân lực. Giúp các nước tăng cường khả năng trong việc đào tạo
nghiệp vụ ngoại thương và tổ chức đào tạo trực tiếp cho các doanh nghiệp về xuất khẩu, nhập khẩu.
- Quản lý cung cấp và mua bán quốc tế. Áp dụng các hệ thống nhập khẩu hữu hiệu nhằm
tiết kiệm chi phí và các quy tắc trong các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức kinh doanh nhà nước bằng cách phát triển mạnh các dịch vụ tư vấn do các tổ chức mua bán trong nước cung cấp bao gồm cả tư nhân và nhà nước.
- Đánh giá các nhu cầu và thiết kế chương trình xúc tiến thương mại. Xây dựng các khái
niệm và các chương trình xúc tiến thương mại trong nước và trong khu vực một cách có hiệu quả trên cơ sở phân tích các tiềm năng, các hạn chế về mặt cung cấp và xác định các yêu cầu hợp tác kỹ thuật có liên quan.
Ngoài các dự án hợp tác kỹ thuật cụ thể với từng nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, hoặc các nhóm nước, ITC luôn luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ từ trụ sở của nó tại Giơ-ne-vơ cho tất cả các nước. Điều này bao gồm các ấn phẩm về xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu, tiếp thị quốc tế, mua bán quốc tế, quản lý cung cấp và đào tạo ngoại thương, thông tin thương mại và dịch vụ thống kê thương mại các loại.
Cơ quan quản lý của ITC là người quyết định những hướng dẫn phong phú về mặt chính sách đối với các dự án hợp tác kỹ thuật của ITC. Nhóm tư vấn chung về ITC là cơ quan giới thiệu các chương trình công tác của ITC. Các phiên họp thường nên liên Chính phủ của các nước thành viên là cơ quan quyết định các chương trình công tác đó.
Đứng đầu ITC là giám đốc điều hành. Số lượng nhân viên làm việc trong trụ sở của ITC về lĩnh vực này là vài trăm người. Ngoài ra, có nhiều nhà tư vấn được phân công phụ trách các dự án của ITC tại các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi.
Nguồn International Trade Center UNCTAD/WTO Geneva, Switzerland/Vietnam Trade Network