Tầm quan trọng của vòng đàm phán URUGUAY là gì ?

Một phần của tài liệu Bs quyết thương mại Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 67 - 68)

XI. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚ

84. Tầm quan trọng của vòng đàm phán URUGUAY là gì ?

Vòng đàm phán Uruguay và GATT.

Trước đây, các cuộc thương lượng về tự do hóa thương mại diễn ra theo các vòng định kỳ dưới sự bảo trợ của GATT. Vòng đàm phán Uruguay là vòng đàm phán tổng hợp và có nhiều tham vọng nhất trong số 8 vòng đàm phán đã được tổ chức dưới sự bảo trợ của GATT. Nó được gọi là “Vòng đàm phán Uruguay” vì quyết định tổ chức vòng đàm phán này được đưa ra tại cuộc họp cấp bộ trưởng ở Punta del Este, Uruguay. Vòng đàm phán này được bắt đầu vào năm 1986 và kết thúc vào năm 1992.

GATS và TRIPS

Các quy định của GATT và các Hiệp định liên quan đến nó được áp dụng cho thương mại hàng hóa. Trong vòng đàm phán Uruguay, các quy định này đã được củng cố và hoàn thiện hơn. Thêm vào đó, vòng đàm phán này còn dẫn tới việc mở rộng các quy định được áp dụng cho cả lĩnh vực thương mại về dịch vụ. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) hiện nay vận dụng các nguyên tắc cơ bản và các quy định về thương mại hàng hóa vào thương mại dịch vụ với những sửa đổi cần thiết để phù hợp với tính chất khác nhau của thương mại hàng hóa và dịch vụ và bốn phương thức để thực hiện nó. Một hiệp định mới về thương mại liên quan tới lĩnh vực tài sản trí tuệ cũng đã được bàn bạn tại vòng đàm phán này.

WTO

Một trong những thành tựu quan trọng khác của vòng đàm phán Uruguay là việc thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Với việc thành lập tổ chức này, GATT ngừng hoạt động với tư cách là một tổ chức, song văn bản pháp lý của GATT vẫn tồn tại. Văn bản pháp lý này được sửa đổi tại vòng đàm phán Uruguay và được gọi là GATT 1994. Hiện nay WTO chịu trách nhiệm quản lý GATT 1994, các hiệp định khác về hàng hóa, GATS và TRIPS. Tổ chức này còn cung cấp diễn đàn cho các cuộc thương lượng thường xuyên về vấn đề đẩy mạnh hơn nữa tự do hóa mậu dịch và giải quyết các cuộc tranh chấp.

Hiệp định WTO kêu gọi các nước phát triển và đang phát triển giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp theo các mức đã được thỏa thuận trong một giai đoạn là 5 năm kể từ 1/1/1995. Do thỏa thuận này, thuế nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp tại các nước phát triển sẽ từ 6,3% giảm xuống còn 3,8% từ ngày 1/1/2000. Hiệp định về hàng dệt, may còn yêu cầu các nước đang áp dụng những biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu sản phẩm dệt xóa bỏ chúng qua các giai đoạn trong thời hạn 10 năm, và kết thúc việc đó vào ngày 1/1/2005. Trong nông nghiệp, một chương trình cải cách cũng được áp dụng để cải thiện điều kiện thị trường thông qua việc yêu cầu các nước cắt giảm chính sách trợ giá trong nước và trợ giá xuất khẩu đang bóp méo thực tiễn thương mại.

Một phần của tài liệu Bs quyết thương mại Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w