Tổ chức thương mại thế giới là gì và công việc của nó

Một phần của tài liệu Bs quyết thương mại Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 66 - 67)

XI. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚ

83.Tổ chức thương mại thế giới là gì và công việc của nó

Mục đích của Tổ chức thương mại thế giới

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức quốc tế nghiên cứu các điều lệ buôn bán quốc tế. Mục đích của nó là tạo điều kiện thuận lợi cho mậu dịch giữa các nước bằng cách đề ra các điều kiện cạnh tranh tốt và bình đẳng. Để đạt được mục tiêu này. WTO khuyến khích các nước tham gia vào các cuộc thương lượng về việc cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào thương mại và yêu cầu các nước áp dụng các quy định chung về thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.

Các quy định này được ghi trong các văn bản pháp lý pháp quy sau đây:

- Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), áp dụng cho thương mại hàng hóa. - Các hiệp định khác về hàng hóa.

- Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS): đưa ra các quy tắc áp dụng trong lĩnh vực thương mại về dịch vụ.

- Hiệp định thương mại liên quan đến lĩnh vực tài sản trí tuệ (TRIPS).

Các nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo rằng pháp luật, quy chế và thủ tục của nước mình hoàn toàn phù hợp với các điều khoản của các hiệp định nêu trên. Việc tất cả các nước kết hợp hài hòa các quy tắc và các quy định áp dụng trong thương mại hàng hóa và dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho mậu dịch quốc tế. Việc kết hợp những quy tắc đó còn bảo đảm cho những quy chế quốc gia không tạo ra những hàng rào không cần thiết về thương mại và xuất khẩu của các nước không bị gián đoạn bởi việc tăng thuế đột ngột hay các hàng rào mậu dịch khác.

Chức năng của WTO

WTO có ba chức năng quan trọng như sau:

Giám sát. WTO thực hiện công tác giám sát thường xuyên đối với các biện pháp thương mại

của các nước để bảo đảm rằng chúng hoàn toàn phù hợp với các điều lệ quy định trong các hiệp định trên.

Cung cấp diễn đàn cho các cuộc thương lượng. WTO cung cấp diễn đàn cho các cuộc thương

lượng về việc dỡ bỏ các hàng rào đối với mậu dịch hàng hóa và dịch vụ và là nơi để phát triển thêm các quy định trong các lĩnh vực mới.

Giải quyết tranh chấp. WTO còn là nơi giải quyết những bất đồng và tranh chấp giữa các

nước trong lĩnh vực thương mại. Bất cứ một nước thành viên nào cho rằng một nước thành viên khác vi phạm các điều lệ hay không áp dụng các biện pháp phù hợp với cam kết của mình ghi trong các hiệp định của WTO đều có thể khởi kiện lên Cơ quan giải quyết tranh chấp sau khi nỗ lực giải quyết vấn đề thông qua đàm phán song phương thất bại.

Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng WTO không trực tiếp giải quyết đơn kiện của một doanh nghiệp. Quyền áp dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp chỉ thuộc về chính phủ các nước tham gia các hiệp định của WTO. Do đó, nếu một doanh nghiệp gặp phải những biện pháp hạn chế của một nước khác thì cần phải trình vụ việc này lên chính phủ nước mình. Khi nhận được đơn khiếu nại này, chính phủ nước đó sẽ yêu cầu WTO giải quyết tranh chấp nếu xét thấy có sự vi phạm quy định của WTO.

Thành viên của WTO.

Hiện nay WTO có 138 nước thành viên. Khoảng trên 30 nước hiện đang thương lượng để được kết nạp. Đó là Trung Quốc, Liên Bang Nga, một số nước đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế và một số nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu Bs quyết thương mại Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 66 - 67)