Các điều khoản chính của Hiệp định về quy chế vệ sinh và kiểm dịch (SPS)

Một phần của tài liệu Bs quyết thương mại Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 71 - 72)

XI. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚ

90.Các điều khoản chính của Hiệp định về quy chế vệ sinh và kiểm dịch (SPS)

Các loại nông phẩm nhập khẩu như thịt, sản phẩm thịt, các sản phẩm bơ sữa, rau quả và rau quả chế biến v.v… phải phù hợp với các quy định về vệ sinh và kiểm dịch áp dụng tại nước nhập khẩu. Các quy định này được các nước áp dụng nhằm:

- Bảo vệ cuộc sống của con người hay động vật khỏi những rủi ro do thức ăn gây ra vì sử dụng các chất phụ gia, các chất gây nhiễm, các độc tố hay các sinh vật gây bệnh, do đó bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Bảo vệ sức khỏe con người khỏi các bệnh của động vật và cây trồng. - Bảo vệ các động vật và cây trồng khỏi bị sâu và dịch bệnh.

Vì các quy định này được đưa ra nhằm bảo đảm rằng các loại cây trồng nhập khẩu không đem các loại bệnh vào nước nhập khẩu nên chúng được gọi là “các quy định về kiểm dịch”. Thuật ngữ “các quy chế vệ sinh” được sử dụng để nói về các loại quy định mà mục tiêu cơ bản của chúng là nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm hay ngăn chặn dịch bệnh phát sinh từ động vật xâm nhập vào nước nhập khẩu. Nhưng trên thực tế, có những nước đã vận dụng các quy chế này làm vật ngụy trang để đưa ra những quy định và áp dụng chúng vào mục đích bảo hộ mậu dịch.

Do đó, Hiệp định về vệ sinh và kiểm dịch đề ra các quy tắc quốc tế đối với việc xây dựng và thực thi các quy định này.

Để đảm bảo rằng các quy định về vệ sinh và kiểm dịch không tạo ra những hàng rào không cần thiết cho hoạt động thương mại, Hiệp định về vệ sinh và kiểm dịch yêu cầu các nước khi ban hành các quy định của mình phải dựa trên “các nguyên tắc có tính khoa học”. Hiệp định này còn cho rằng cần phải có căn cứ chứng minh các quy định vệ sinh và kiểm dịch được ban hành dựa trên các nguyên tắc có tính khoa học, và trong quá trình xây dựng các quy định quốc gia, các nước có liên quan phải dựa trên những tiêu chuẩn và chỉ dẫn quốc tế do các tổ chức dưới đây đề ra:

- Ủy ban quy chế thực phẩm của FAQ (đối với thực phẩm). - Văn phòng quốc tế về dịch bệnh (đối với sức khỏe động vật). - Ủy ban quốc tế về bảo vệ thực vật (đối với sức khỏe cây trồng).

Hiệp định về vệ sinh và kiểm dịch quy định rằng một nước có thể không áp dụng các tiêu chuẩn và các chỉ dẫn quốc tế trong việc thực thi các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch nếu cho rằng nước đó cần có “một mức bảo vệ cao hơn”. Mức bảo vệ cao hơn này chỉ có thể có nếu điều đó là

có cơ sở khoa học hoặc một nước xác định được rằng mức độ bảo vệ y tế và kiểm dịch cao hơn là phù hợp với họ sau khi đã đánh giá rủi ro có thể xảy ra.

Để bảo đảm rằng tất cả các quyết định đều được đưa ra một cách khách quan, Hiệp định này đưa ra những hướng dẫn nhất định về việc đánh giá những rủi ro với cuộc sống hoặc sức khỏe của người, động vật hoặc cây trồng. Hơn nữa, nó còn đòi hỏi các nước sử dụng những kỹ thuật đánh giá rủi ro do các tổ chức quốc tế xây dựng.

Hiệp định này yêu cầu các nước khi áp dụng những quy chế về vệ sinh và kiểm dịch mà không dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế cần phải:

- Công bố dưới dạng dự thảo những quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn và hệ thống đánh giá sự phù hợp của sản phẩm.

- Tạo cơ hội hợp lý để các bên khác có liên quan bình luận dự thảo đó. - Xem xét các bình luận ấy khi hoàn tất dự thảo.

Hiệp định này yêu cầu mỗi nước thành viên xây dựng những “trạm hỏi đáp” để các doanh nghiệp có thể nhận được thông tin sau đây:

• Những quy chế vệ sinh và kiểm dịch đã được áp dụng hoặc đề nghị áp dụng.

• Quy trình kiểm tra giám định, sản xuất và cách ly, mức độ sử dụng thuốc trừ sâu cho phép, quy trình sử dụng phụ gia thực phẩm cho phép.

• Quy trình đánh giá rủi ro được xây dựng nhằm xác định mức độ phù hợp về vệ sinh và kiểm dịch.

Hiệp định này bao gồm:

- Một văn bản khung quy định các nguyên tắc chung về những biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ.

- Những phụ lục áp dụng cho các ngành cụ thể, đính kèm theo hiệp định.

- Những cam kết về tự do hóa cụ thể được ghi vào chương trình của mỗi nước để áp dụng cho các ngành dịch vụ và các ngành phụ trợ.

Một phần của tài liệu Bs quyết thương mại Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 71 - 72)