Nhà xuất khẩu đưa ra cái gì để làm vật đảm bảo hay thế chấp ?

Một phần của tài liệu Bs quyết thương mại Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 49 - 50)

VIII. VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH VÀ THANH TOÁN TIỀN HÀNG

59.Nhà xuất khẩu đưa ra cái gì để làm vật đảm bảo hay thế chấp ?

Các ngân hàng và các tổ chức cho vay sẽ không cung cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu nếu không có hình thức bảo đảm hoặc tài sản thế chấp đầy đủ. Các ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ yêu cầu nhà xuất khẩu thế chấp một số tài sản có trị giá gấp đôi số tiền cần vay để có thể bù đắp rủi ro khi người vay không có khả năng thanh toán. Trong trường hợp đó, các ngân hàng và các tổ chức chưa trả hy vọng sẽ thu hồi được số tiền cho vay bằng cách sử dụng các tài sản thế chấp. Do vậy, họ muốn chọn các tài sản dễ bán và có thể bán nhanh.

Nếu nhà xuất khẩu yêu cầu cung cấp tín dụng ngắn hạn, các tổ chức cho vay thường yêu cầu nhà xuất khẩu thế chấp tài sản lưu động. Các tổ chức cho vay cần biết chắc rằng tài sản bảo đảm này có thể dễ bán trong trường hợp nhà xuất khẩu không có khả năng trả nợ. Các tài sản lưu

động có thể thế chấp bao gồm:

- Nguyên liệu dự trữ. - Thành phẩm.

- Hàng hóa để xuất khẩu. - Các chứng từ có thể thu tiền. - Tiền mặt.

- Trái phiếu kho bạc hoặc các phương tiện tài chính khác.

Nếu nhà xuất khẩu muốn được cung cấp tín dụng trung hạn và dài hạn của ngân hàng, thì vật bảo đảm phổ biến nhất là các tài sản cố định, đặc biệt là đất đai và nhà. Máy móc, thiết bị và xe cộ cũng có thể được chấp nhận, song ít thiết thực hơn vì việc xác định giá trị thương mại của các tài sản này rất khó và việc bán các tài sản đó không dễ. Việc thế chấp bằng trái phiếu, tín phiếu kho bạc và giấy chứng nhận cổ phiếu của các công ty đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng có thể được chấp nhận.

Một phần của tài liệu Bs quyết thương mại Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 49 - 50)