- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp đa vào hồ sơ cá nhân để đợc bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo.
2.1.2.2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm ngời đứng đầu đối với những quyết định hành chính của mình
đầu đối với những quyết định hành chính của mình
Những quyết định hành chính của NĐĐCCQHCNN theo tính chất pháp lý có thể chia thành hai nhóm: quyết định quy phạm và quyết định cá biệt.
Thực trạng điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN cho thấy bên cạnh những kết quả đạt đợc thể hiện ở chỗ: thể chế hành chính trong những năm qua tiếp tục đợc hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nớc hơn 20 năm đổi mới. Các quyết định cá biệt của ngời đứng đầu các cơ quan hành chính bảo đảm đúng thẩm quyền, đúng thủ tục, trình tự phù hợp với các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những bất cập tồn tại trong lĩnh vực này. Theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, tổng số văn bản Chính phủ, Thủ tớng Chính phủ cần ban hành để quy định chi tiết và hớng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và các luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 là 81 văn bản.Trong khi đó, tính đến ngày 25/11/2009, còn 43 văn bản hớng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực cha đợc ban hành. Có thể thấy, trớc thực tế đòi hỏi ngày càng cao về công tác xây dựng thể chế, Chính phủ đã có nhiều cố gắng hoàn thành dự thảo một khối lợng lớn các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, ủy ban Thờng vụ Quốc hội ban hành. Và mặc dù Chính phủ, Thủ tớng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo triển khai công tác xây dựng và trình các văn bản quy
phạm pháp luật, đã đề ra nhiều biện pháp để tăng cờng tiến độ, chất lợng các văn bản nhng đến nay, số lợng nợ đọng lại gia tăng.Báo cáo về công tác xây dựng, ban hành văn bản pháp luật của Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ cho thấy, trong số các văn bản cha ban hành, có thể kể đến 3 luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009 nhng đến nay vẫn cha ban hành hết các văn bản hớng dẫn thi hành, đó là: Luật Giao thông đờng bộ (cần ban hành 8 văn bản nhng đến nay mới ban hành đợc 5 văn bản); Luật Công nghệ cao (cần có 12 văn bản nhng đến nay cha ban hành đợc văn bản nào); Luật Đa dạng sinh học (cần 1 văn bản nhng đến nay cũng cha ban hành đợc). Ngoài ra, các luật Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 (11 luật) và Luật Cán bộ công chức đợc Quốc hội khóa XII thông qua tại Kỳ họp thứ 4, đa số sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 đều cần đợc ban hành gấp các văn bản quy định chi tiết thi hành. Với 12 luật này, Chính phủ và Thủ tớng Chính phủ cần ban hành tổng số là 44 văn bản quy định chi tiết và hớng dẫn thi hành, đến nay đã ban hành đợc 6 văn bản, còn 38 văn bản cần phải đợc ban hành tiếp từ nay đến cuối năm 20091.
Năm 2009, 100% các bộ, ngành và 63 tỉnh, TP trực thuộc T.Ư đã công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, hoàn thành việc thống kê hơn 5.700 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền trong cả nớc, với trên 85.000 biểu mẫu. Đến cuối tháng 9/2009, các bộ, ngành, địa phơng đã ban hành mới 6.132 văn bản và sửa đổi, bổ sung 912 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Thực trạng trên cho thấy có những chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo điều hành của ngời đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong thực thi nhiệm vụ của mình.
- Đối với quyết định hành chính do ngời đứng đầu có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, có thể đa đến hai khả năng: Thứ nhất, Quyết định hành chính đó phù hợp với những quy định của pháp luật. Thứ hai, trái với pháp luật. Đối với trờng hợp đầu không có gì phải bàn luận. Còn đối với trờng hợp thứ hai, trách nhiệm của ngời đứng đầu trớc tiên phải có biện pháp khắc phục rồi sau đó cấp trên, ngời có thẩm quyền tiến hành xử lý đối với cá nhân đó.
Căn cứ vào nội dung trái pháp luật và mức độ thiệt hại trên thực tế do văn bản trái pháp luật gây ra, cơ quan, ngời có thẩm quyền kiểm tra kiến nghị:
Cơ quan, ngời có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật phải kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành và thực hiện văn bản trái pháp luật gây ra; Sau đó cơ quan, ngời có thẩm quyền xác định hình thức, mức độ xử lý đối với cơ quan, ngời có thẩm quyền ban hành văn bản đã ban hành văn bản trái pháp luật.
Tùy theo tính chất và mức độ của văn bản trái pháp luật, cơ quan, ngời có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật, kể cả các văn bản trái pháp luật, phải chịu TNKL, trách nhiệm dân sự hoặc TNHS theo quy định của pháp luật. Để cho việc xử lý thật sự công khai minh bạch cần phải công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật.
Quyết định của các cơ quan, ngời có thẩm quyền xử lý văn bản về việc bãi bỏ, hủy bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật phải đợc đăng báo hoặc công bố trên các phơng tiện thông tin đại chúng.
ở đây xuất hiện trách nhiệm khắc phục, bồi thờng khi những quyết định ban hành gây thiệt hại. Tuy nhiên pháp luật hiện hành cha điều chỉnh đầy đủ đối với phát sinh pháp lý này.
Theo các Điều 72, 74 của Hiến pháp năm 1992, mọi chủ thể (kể cả Nhà nớc) xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức đều phải bồi thờng. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Bộ Luật Dân sự năm 1995 (Điều 623, 624), tiếp đến là Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Điều 619, 620) đã có những quy định mang tính nguyên tắc về trách nhiệm bồi thờng.
Trong lĩnh vực hành chính nói riêng, trên cơ sở quy định của Bộ Luật Dân sự năm 1995, Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết BTTH do công chức, viên chức nhà nớc, ngời có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra có quy định: “Cơ quan nhà nớc, cơ quan tiến hành tố tụng phải BTTH cho công chức, viên chức nhà nớc hoặc ngời có thẩm quyền gây ra trong khi thi hành công vụ hoặc trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đợc quy định tại Điều 623 và Điều 624 của Bộ Luật
Dân sự”. Đồng thời, Nghị định 47/CP cũng đề cập trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết BTTH, bồi hoàn. Những qui định này đợc phản ánh và hoàn thiện trong Luật bồi Thờng Nhà nớc do Quốc hội ban hành. Cho đến nay, hầu hết các văn bản pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nớc đã đề cập tới trách nhiệm nh: Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật Hải quan năm 2001; Luật Bảo vệ môi trờng năm 2005; Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006; Luật Đầu t năm 2005; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thờng, hỗ trợ, tái định c khi nhà nớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (Nghị định số 84/2007/NĐ-CP).
Đặc biệt, trong lĩnh vực ban hành văn bản pháp quy, Nghị định 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật đã quy định: “tùy theo tính chất và mức độ của văn bản trái pháp luật, cơ quan, ngời có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật…
phải chịu TNKL, trách nhiệm dân sự hoặc TNHS theo quy định của pháp luật” (Điều 8).