Tiêu chí về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay - vấn đề và giải pháp (Trang 51 - 52)

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp đa vào hồ sơ cá nhân để đợc bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo.

1.3.1.3. Tiêu chí về tổ chức thực hiện

+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trách nhiệm của ngời đứng đầu: Pháp luật về trách nhiệm của ngời đứng đầu đợc coi là hoàn thiện không chỉ đợc thể hiện ở chỗ đợc ban hành dới hình thức một đạo luật mang tính pháp điển cao, mà quan trọng hơn là đạo luật đó phải đi vào cuộc sống, phải làm cho nhân dân nắm đợc một cách đầy đủ và hiểu đợc nội dung của các văn bản pháp luật về trách nhiệm của ngời đứng đầu đợc ban hành qua các giai đoạn. Muốn vậy, phải “coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật” và “cần phải sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật... cho nhân dân

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức: Pháp luật về trách nhiệm của ngời đứng đầu đợc coi là hoàn thiện còn phải đợc thể hiện thông qua hoạt động thực

hiện và áp dụng pháp luật, trong đó đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, do vậy phải nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, trớc hết là các công chức giữ vị trí lãnh đạo. Muốn vậy, phải có kế hoạch đào tạo, bồi dỡng thờng xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, đẩy mạnh tiêu chuẩn hoá đội ngũ công chức lãnh đạo, trong đó xác định rõ cả về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về tác phong, đạo đức, lối sống.

+ Kiểm tra, xử lý trong quá trình thực hiện pháp luật về trách nhiệm của ngời đứng đầu: Pháp luật về trách nhiệm của ngời đứng đầu đợc coi là hoàn thiện còn đợc thể hiện thông qua hiệu quả việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm của ngời đứng đầu, xử lý vi phạm pháp luật. Phân định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ quan làm công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm của ngời đứng đầu. Nâng cao năng lực và phẩm chất cho những ngời làm công tác này, mở rộng dân chủ, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân, phát hiện kịp thời những khiếm khuyết, yếu kém, xử lý nghiêm mọi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức nói chung, công chức lãnh đạo nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay - vấn đề và giải pháp (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w