Giải pháp về giá xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường - Maketing trong xuất khẩu chè.pdf (Trang 96 - 98)

- Về th−ơng nhân tham gia xuất khẩu:

3. Xuất khẩu chè sang LB Nga (1.000 tấn)

3.3.1.4. Giải pháp về giá xuất khẩu

* Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành:

Các doanh nghiệp xuất khẩu chè phải chú ý tới khâu quản lý và tăng năng suất l−u thông, phân phối xuất khẩu chè để đảm bảo có chi phí thấp. Vấn đề ở đây là tham gia đ−ợc các kênh xuất khẩu trực tiếp, tham gia các trung tâm đấu giá trực tuyến hay thiết lập quan hệ bạn hàng với các hộ tiêu dùng chè lớn của n−ớc nhập khẩu nh− các tập đoàn công nghiệp thực phẩm đa quốc gia...

* Tăng c−ờng chế biến sâu, phát triển các sản phẩm chè đặc sản có giá trị gia tăng cao cho xuất khẩu.

- Đầu t− cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống, tạo ra những giống chè có năng suất cao, chất l−ợng tốt đáp ứng đ−ợc nhu cầu và thị hiếu của thị tr−ờng xuất khẩu.

- Đối với các đơn vị sản xuất tập trung, cần từng b−ớc xác định và thay thế dần các giống chè đã thoái hoá bằng các giống chè mới theo đúng yêu cầu của từng thị tr−ờng. Sử dụng các giống chè lai tạo từ giống nhập ngoại để có năng suất và chất l−ợng cao đồng thời phù hợp với chất đất và khí hậu của Việt Nam. Đối với các hộ gia đình, cần nâng cao độ đồng đều về chất l−ợng cây giống thông qua công tác qui hoạch v−ờn chè và công tác khuyến nông. Phổ biến rộng khắp cho ng−ời sản xuất về các loại giống mới có chất l−ợng th−ơng phẩm cao, cung cấp đủ giống, thực hiện chính sách bán giống giá rẻ cho nông dân.

- Chú ý đến đặc điểm sinh thái của từng loại giống để bố trí trồng tại những vùng có khí hậu và thổ nh−ỡng thích hợp nh−: giống Iabukita của Nhật Bản nên trồng ở những vùng ẩm, có độ cao d−ới 700m; giống Ô long, Kim Huyên, Ngọc Thuý, Văn X−ơng của Đài Loan thích hợp với những vùng đất cao; giống Bát Tiên của Trung Quốc thích hợp với vùng đất cao và ẩm; giống Asam, Daijing của ấn Độ có thể trồng đại trà ở các vùng khác nhau.

Để thực hiện đ−ợc mục tiêu này, Viện Nghiên cứu chè phải là đơn vị nòng cốt, xúc tiến việc khu vực hoá về giống và đ−a nhanh giống có năng suất cao, chất l−ợng tốt vào các v−ờn chè.

- Thành lập các trung tâm kiểm tra chất l−ợng có đủ năng lực kiểm tra chất l−ợng sản phẩm xuất khẩu.

Trên cơ sở xây dựng hệ thống chỉ tiêu qui định cho sản phẩm chè xuất khẩu theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và theo yêu cầu của từng thị tr−ờng, cần thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ để chè xuất khẩu đảm bảo các tiêu chuẩn về chất l−ợng và kỹ thuật tr−ớc khi đ−a ra thị tr−ờng n−ớc ngoài. Có thể thành lập cả những trung tâm kiểm nghiệm đ−ợc các n−ớc có yêu cầu khắt khe về chất l−ợng sản phẩm nh− Tây Âu, Nhật Bản công nhận. Mặt khác, cần nghiêm khắc xử lý đối với các tr−ờng hợp vi phạm quy định về tiêu chuẩn chất l−ợng, gây mất uy tín cho ngành chè nói riêng, hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung.

* Cải thiện giá xuất khẩu chè:

- Tổ chức lại hệ thống mua gom chè xuất khẩu trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho ng−ời xuất khẩu cũng nh− ng−ời trồng chè. Hình thành hỗ trợ hoạt động sản xuất và kinh doanh chè trong những thời điểm bất lợi của thị tr−ờng thông qua hệ thống dự trữ của toàn ngành và các doanh nghiệp địa ph−ơng.

- Hình thành Trung tâm giao dịch kỳ hạn cho mặt hàng chè theo những nguyên tắc hoạt động của các Sở giao dịch kỳ hạn quốc tế. Phát triển các hình thức quảng cáo, chào bán chè qua mạng Internet với sự trợ giúp của các tổ chức chè quốc tế.

Việc cần phải làm là tìm ph−ơng thức đầu t− cho hiệu quả kinh tế cao nhất, trong đó giảm thiểu đầu t− vào phân hoá học, thuốc trừ sâu, l−ợng n−ớc t−ới để đạt một năng suất không phải là cao nhất nh−ng có mức lợi nhuận tốt nhất. Ngành chè Việt Nam cũng quan tâm khuyến cáo các nhà sản xuất sử dụng nhiều phân hữu cơ thay cho việc dùng nhiều phân hoá học lâu nay coi đó là một ph−ơng h−ớng tiến bộ trong kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường - Maketing trong xuất khẩu chè.pdf (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)