- Về th−ơng nhân tham gia xuất khẩu:
3. Xuất khẩu chè sang LB Nga (1.000 tấn)
2.3.2. Những vấn đề tồn tạ
Bên cạnh những thành tựu đạt đ−ợc, hoạt động nghiên cứu thị tr−ờng và marketing xuất khẩu mặt hàng chè hiện nay còn tồn tại không ít những khó khăn, bất cập cần tiếp tục giải quyết và khắc phục.
Thứ nhất, vấn đề tìm hiểu và xúc tiến xuất khẩu chè sang các thị tr−ờng mới, thị tr−ờng có tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào các thị tr−ờng truyền thống. Mặc dù sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt ở 109 quốc gia và vùng lãnh thổ nh−ng nhìn vào “bản đồ xuất khẩu”, chúng ta có thể thấy, có quá nhiều doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu sang một thị tr−ờng, chẳng hạn nh− Liên bang Nga với gần 30 doanh nghiệp, Đài Loan với hơn 70 doanh nghiệp, Pakistan với khoảng 60 doanh nghiệp, CHLB Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc với hơn 30 doanh nghiệp. Chính sự phụ thuộc vào các thị tr−ờng xuất khẩu lớn của Việt Nam nên bản thân tăng tr−ởng xuất khẩu chè của Việt Nam là không ổn định. Ví dụ, do chúng ta phụ thuộc quá lớn vào thị tr−ờng Irắc, nên mất Irắc là chúng ta mất một khách hàng đặc biệt và điều này đã thể hiện rõ khi cuộc chiến Mỹ - Irắc xảy ra, kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị tr−ờng này đã giảm một cách thê thảm.
Thứ hai, việc xây dựng th−ơng hiệu ở Việt Nam hiện rất khó khăn đối với các doanh nghiệp, không riêng doanh nghiệp ngành chè. Ví nh−, nếu Vinatea muốn khuyếch tr−ơng sản phẩm tại Nga, Tổng công ty phải cần ít nhất 500.000 USD/năm để quảng cáo. Đối với ng−ời Nga, nếu ch−a quảng cáo dứt khoát ng−ời ta không mua. Vinatea đã từng đ−a chè sang đây nh−ng bán rất chậm, trong khi các loại chè khác chất l−ợng kém hơn song nhờ quảng cáo nên bán chạy. Riêng ngành chè, không chỉ quảng cáo một lần, một năm mà là cả một quy trình, khoảng 5-10 năm thì mới hình thành tên
tuổi nh− Dilmah, Lipton, Quanlitea. Không phải ngành chè Việt Nam ch−a có th−ơng hiệu mà vấn đề ở chỗ là chúng ta ch−a có đ−ợc cái tem dán lên để bảo đảm cho th−ơng hiệu đó. Chất l−ợng sản phẩm là cái tem đảm bảo cho th−ơng hiệu, th−ơng hiệu là yếu tố tối quan trọng để cạnh tranh trên thị tr−ờng quốc tế, đó là mối quan hệ chặt chẽ mà ngành chè đang đặt ra. Chúng ta phải làm sao để tới đây, khi uống chè Việt Nam khách hàng n−ớc ngoài biết ngay đó là chè Việt Nam mà không cần nhìn đến th−ơng hiệu.
Thứ ba, Nhà n−ớc ch−a có những chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng th−ơng hiệu cho chè Việt Nam. Ví dụ: Nhà n−ớc cần phải có chính sách lựa chọn những doanh nghiệp lớn để xây dựng th−ơng hiệu; đồng thời, cho họ vay vốn với lãi suất −u đãi giống nh− cho vay
−u đãi dài hạn. Chi phí xây dựng th−ơng hiệu quá lớn nhiều khi làm các doanh nghiệp nản chí. Trong khi doanh nghiệp t− nhân thì ''bố'' xây dựng th−ơng hiệu ''con'' đ−ợc h−ởng, còn doanh nghiệp Nhà n−ớc khi xây dựng đ−ợc họ đã nghỉ h−u hết rồi, do vậy, khó có thể xây dựng đ−ợc th−ơng hiệu một cách lâu dài.
Thứ t−, mặc dù thị tr−ờng xuất khẩu chè của Việt Nam đã đ−ợc mở rộng rất nhanh nh−ng chìn chung ch−a thật sự ổn định. Đồng thời, chúng ta vẫn còn có nhiều hạn chế từ khâu tạo nguồn hàng, nâng cao chất l−ợng chè chế biến khiến cho các sản phẩm xuất khẩu của ta không đủ sức cạnh tranh trên thị tr−ờng. Hơn nữa, khả năng tiếp cận thị tr−ờng còn hạn chế, nhiều sản phẩm phải xuất khẩu qua trung gian nên giá trị xuất khẩu thấp.
Thứ năm, một trong những điểm yếu của công tác xuất khẩu chè thời gian qua là công tác tổ chức thị tr−ờng, ch−a có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, sốt giá ảo và cho ra thị tr−ờng những sản phẩm kém chất l−ợng. Điều này lý giải tại sao chè Việt Nam ch−a đảm bảo đ−ợc chất l−ợng khi xuất khẩu nên th−ờng bị mua ở mức giá thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến th−ơng mại, tổ chức thị tr−ờng xuất khẩu tuy đã đ−ợc chú trọng nh−ng vẫn còn nhiều hạn chế.
Thứ sáu, chất l−ợng sản phẩm chè của Việt Nam vẫn luôn là vấn đề cần phải đ−ợc quan tâm hàng đầu, nếu không chúng ta sẽ đứng tr−ớc những nguy cơ mất thị tr−ờng. Mới đây, Hiệp hội Chè Việt Nam đã đ−a ra cảnh báo khả năng ngành chè mất thị tr−ờng EU sau khi Anh và nhiều n−ớc châu Âu đ−a ra thông báo về việc d− l−ợng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm chè xuất khẩu v−ợt ng−ỡng cho phép nhiều lần.
Thứ bảy, sản xuất chè hữu cơ đ−ợc coi là một thị tr−ờng của nông dân hợp tác xã song cũng đứng tr−ớc những hạn chế nhất định. Chi phí để có chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế mất khoảng 4.000-5.000 USD. Một vài tr−ờng hợp, khoản phí này có thể đ−ợc các tổ chức phi chính phủ chi trả giúp song không phải là tất cả. Vì thế, đây là một rào cản lớn đối với việc thâm nhập thị tr−ờng này vì đa số các hợp tác xã không đủ ngân sách nh−
vậy. Các ch−ơng trình chứng nhận của Việt Nam cũng có song hiện nay cũng ch−a đ−ợc coi là đáng tin cậy. Trên thực tế, hiện còn có sự mập mờ trong xác định thế nào là một sản phẩm "hữu cơ" do các quy định về tiêu chuẩn chất l−ợng ch−a đ−ợc phê chuẩn và cơ chế thực thi các quy định ch−a hoàn tất. Thêm vào đó, việc sản xuất chè hữu cơ rất tốn kém và rủi ro vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, tuy chè hữu cơ trên thị tr−ờng thế giới th−ờng có giá cao (gấp khoảng 3 lần so với giá chè th−ờng), giá chè hữu cơ trong n−ớc nhìn chung lại thấp hơn chè th−ờng (do chất l−ợng thấp hơn). Việc tìm thị tr−ờng không thật sự chắc chắn nên đầu t− gặp khó khăn. Thứ hai, chất l−ợng chè hữu cơ th−ờng bị giảm vì sâu bệnh. Các v−ờn chè hữu cơ bao bọc xung quanh là những v−ờn chè truyền thống sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu. Kết quả là sâu bệnh chuyển từ các v−ờn chè dùng thuốc sang các v−ờn chè hữu cơ gây thiệt hại lớn hơn và làm chất l−ợng chè hữu cơ thấp hơn. Th−ờng thì phải mất khoảng 3-5 năm, năng suất mới bù đ−ợc lại nếu khi chuyển đổi sang sản xuất theo ph−ơng pháp hữu cơ.