Thị tr−ờng Nam á: ấn Độ, Pakistan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường - Maketing trong xuất khẩu chè.pdf (Trang 53 - 54)

- Về th−ơng nhân tham gia xuất khẩu:

3. Xuất khẩu chè sang LB Nga (1.000 tấn)

2.1.2.5. Thị tr−ờng Nam á: ấn Độ, Pakistan

Nam á cũng là một trong những thị tr−ờng xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Nam với các nhà nhập khẩu chè chủ yếu là Pakistan, ấn Độ. Số liệu cụ thể về kim ngạch xuất khẩu chè của Việt nam sang các thị tr−ờng này xin xem Bảng 2.4.

Pakistan là n−ớc nhập khẩu chè hàng đầu thế giới với l−ợng nhập khẩu hiện nay đạt gần 200 nghìn tấn/năm. Pakistan bắt đầu nhập khẩu chè của Việt Nam từ cuối những năm 90. Khối l−ợng chè của Việt Nam xuất sang thị tr−ờng này liên lục tăng và chiếm tới 10,5% thị phần chè của n−ớc này. Nhu cầu của Pakistan chủ yếu là chè đen CTC. Tuy nhiên, khả năng cung cấp chè CTC của Việt Nam còn thấp, ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu của thị tr−ờng. Chè xanh đ−ợc các công ty Pakistan nhập về chủ yếu để tái xuất sang Apganistan. Từ năm 2005, Pakistan trở thành thị tr−ờng xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 26% giá trị kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2006.

Mặc dù Pakistan đã trở thành thị tr−ờng xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam từ năm 2005 nh−ng vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục để tiếp tục phát triển thị tr−ờng này một cách vững chắc. Tr−ớc hết là việc giá chè xuất khẩu của Việt Nam sang thị tr−ờng này còn thấp do doanh nghiệp Pakistan lợi dụng tình trạng tranh mua tranh bán của các doanh nghiệp Việt Nam để ép giá. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Pakistan hiện đang phàn nàn nhiều về chất l−ợng chè của Việt Nam vì khi giao hàng không đ−ợc nh− mẫu theo hợp đồng đã ký. Ngoài ra, theo phản ánh từ các doanh nghiệp Pakistan nhập khẩu chè của Việt Nam, việc sử dụng bao giấy kraft để đóng gói chè không phù hợp với thị tr−ờng Pakistan vì hệ thống phân phối nội địa còn khá lạc hậu. Thông tin từ Th−ơng vụ Việt Nam tại Pakistan cho biết, bao giấy

kraft th−ờng bị rách, ảnh h−ởng đến chất l−ợng và số l−ợng chè, đặc biệt là đối với chè xuất khẩu sang Pakistan để tái xuất đi Apganistan. Vì vậy, việc sử dụng bao bì phù hợp, đảm bảo không bị rách vỡ trong quá trình vận chuyển l−u thông đ−ờng bộ cần phải đ−ợc l−u ý và nên sử dụng bao tải đay bên ngoài bao PE để đóng gói sản phẩm chè khi xuất sang thị tr−ờng này.

Xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị tr−ờng ấn Độ tăng lên trong những năm gần đây do các công ty ấn Độ tìm mua chè của Việt Nam để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu sang các n−ớc khác. Chè đen và chè xanh là hai chủng loại chính đ−ợc Việt Nam xuất sang thị tr−ờng ấn Độ. Chè nhập khẩu từ Việt Nam hiện chiếm khoảng 80% l−ợng chè nhập khẩu của n−ớc này, song chỉ chiếm 20% về trị giá do đơn giá thấp. Do vậy, nếu xét về kim ngạch và khối l−ợng xuất khẩu, ấn Độ luôn nằm trong danh sách những thị tr−ờng xuất khẩu chè hàng đầu của Việt Nam, tuy nhiên, nếu xét về đơn giá thì ấn Độ lại nằm trong số các thị tr−ờng xuất khẩu chè với mức giá thấp nhất của n−ớc ta.

ấn Độ có Quy định về chống pha trộn thực phẩm (Prevention of Food Adulteration Rules - PFA). Nhiều nhà sản xuất chè của n−ớc này cho rằng, chè của Việt Nam chất l−ợng không tốt, ch−a đủ điều kiện để nhập khẩu vào ấn Độ vì không đáp ứng yêu cầu của PFA. Ngoài ra, Hội đồng Chè ấn Độ đã kiến nghị lên Chính phủ yêu cầu kiểm tra bắt buộc theo tiêu chuẩn PFA đối với toàn bộ chè nhập khẩu và xuất khẩu. Những lô hàng nhập khẩu nào không đủ tiêu chuẩn PFA phải đ−ợc bán trong vòng 6 tháng kể từ ngày nhập khẩu; đồng thời cũng yêu cầu các nhà xuất khẩu trong n−ớc phải công bố chi tiết về tỷ lệ pha trộn hàng sản xuất trong n−ớc và hàng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường - Maketing trong xuất khẩu chè.pdf (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)