Hỗ trợ marketing xuất khẩu chè của các tổ chức hỗ trợ phi Chính phủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường - Maketing trong xuất khẩu chè.pdf (Trang 66 - 68)

- Về th−ơng nhân tham gia xuất khẩu:

3. Xuất khẩu chè sang LB Nga (1.000 tấn)

2.2.2. Hỗ trợ marketing xuất khẩu chè của các tổ chức hỗ trợ phi Chính phủ

Chính phủ

* Về phía Hiệp hội chè

Trong những năm qua, Hiệp hội chè việt Nam (VITAS) đã thực hiện đ−ợc vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và Chính phủ, h−ớng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật, đ−ờng lối chủ tr−ơng của Nhà n−ớc. Hiệp hội đã thực hiện tốt vai trò cung cấp thông tin đến các hội viên và ng−ời trồng chè về tình hình cung cầu, giá chè trên thế giới, nhu cầu của các n−ớc nhập khẩu chè Việt Nam. Bên cạnh đó Hiệp hội cũng trực tiếp định h−ớng, chấn chỉnh khâu trồng chè để có đ−ợc những sản phẩm chất l−ợng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm. Hiệp hội đã triển khai nhiều hoạt động nh−: tổ chức dạ hội trà hoa, mở rộng lợi thế chè xanh của Việt Nam ra thị tr−ờng chè thế giới, hội thảo nâng cao chất l−ợng chè, mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài n−ớc... giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, định h−ớng và mở rộng thị tr−ờng. Hiệp hội cũng thực hiện chức năng t− vấn về các giải pháp đầu t− đúng h−ớng mang lại hiệu quả cao giúp cho danh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị tr−ờng quốc tế.

Cùng với hoạt động xúc tiến th−ơng mại, VITAS cũng tăng c−ờng tham m−u với cấp trên trong việc xây dựng và thực hiện chính sách liên quan đến th−ơng mại của ngành chè. VITAS đã chủ động gửi nhiều văn bản đến Tổng Bí th−, Thủ t−ớng Chính phủ, thủ tr−ởng các bộ, ngành, bí th−, chủ tịch các tỉnh, thành phố để đề xuất hoặc tham gia xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các chính sách nhằm phát triển th−ơng mại. Chẳng hạn, theo đề nghị của ngành chè, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình và đ−ợc Thủ t−ớng Chính phủ chấp thuận bằng việc ban hành Quyết định số 43/1999 QĐ- TTg, ngày 10/3/1999 về kế hoạch sản xuất chè năm 1999 - 2000 và định h−ớng phát triển chè đến năm 2005 - 2010. Quyết định 43 là văn bản pháp lý có tính chiến l−ợc đầu tiên của Chính phủ đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển của ngành chè. Quyết định này đã đi vào thực tiễn và phát huy tác dụng; nhiều giải pháp đã đ−ợc triển khai, nhiều mục tiêu đã đ−ợc thực hiện. Có thể nói, nhờ có Quyết định 43, trong thời gian qua, toàn ngành chè đã thu đ−ợc

nhiều kết quả khả quan nh− tốc độ tăng tr−ởng cao cả về diện tích trồng trọt, khối l−ợng sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu, thị tr−ờng ngoài n−ớc... giúp cho đời sống của ng−ời làm chè đ−ợc ổn định và cải thiện một b−ớc.

Mặt khác, để hỗ trợ các doanh nghiệp chè tr−ớc bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, VITAS đã tổ chức tuyên truyền cho các doanh nghiệp về cam kết và thực hiện những cam kết khu vực và cam kết WTO của Việt Nam, thông qua các ph−ơng tiện thông tin đại chúng; tạp chí, bản tin của VITAS; mở các khoá đào tạo; các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của ngành chè... VITAS cũng có nhiều hoạt động thiết thực để tập hợp ý kiến, nhu cầu của doanh nghiệp trong ngành và đề đạt đến các cơ quan quản lý vĩ mô thông qua đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Tạp chí Thế giới chè (cơ quan ngôn luận của VITAS) và đội ngũ báo cáo viên tr−ớc các văn bản lấy ý kiến, các cuộc họp, hội nghị, hội thảo. Nhìn chung, về cơ bản, công việc này có hiệu quả vì nhiều ý kiến đề xuất, tham gia đ−ợc các cơ quan công quyền nghiên cứu, tiếp thu cho ban hành văn bản mới hoặc bổ sung, sửa đổi văn bản cũ cho phù hợp với thực tiễn.

VITAS đã th−ờng xuyên đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho công tác xuất khẩu chè bằng các hoạt động giới thiệu sản phẩm chè của Việt Nam ngay tại trong n−ớc cũng nh− tại các thị tr−ờng n−ớc ngoài. Tại các n−ớc có sự quan tâm đến sản phẩm chè Việt Nam nh− Thái Lan, Nhật Bản, ấn Độ, Hiệp hội chè đã tổ chức các cuộc hội thảo và triển lãm nhằm giới thiệu những nét đặc sắc của các sản phẩm chè và văn hoá chè Việt Nam với sự tham dự của các doanh nghiệp và tổ chức quan tâm.

Nhằm thực hiện tốt hơn nữa vai trò của mình đối với sự phát triển của ngành chè Việt Nam, Hiệp hội chè Việt Nam đã tích cực tham gia với các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao khả năng hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu, thể hiện:

- VITAS chính thức gia nhập Hiệp hội Chè xanh thế giới nhằm kêu gọi các n−ớc hợp tác kiểm tra, kiểm soát không cho sản xuất l−u thông và tiêu thụ chè xanh có d− l−ợng hoá chất độc hại. Hiệp hội Chè xanh thế giới sẽ cùng Hiệp hội chè các n−ớc xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện việc kiểm soát nói trên. Hiệp hội Chè xanh thế giới còn làm cầu nối cho các nhà mua bán trực tiếp giao dịch với nhau, là trung tâm cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho sản xuất và kinh doanh chè của các n−ớc.

- VITAS đã chính thức phát động cuộc thi sáng tác Logo cho th−ơng hiệu quốc gia của ngành.

- Đ−ợc sự cho phép của Chính phủ, VITAS đã chủ trì ch−ơng trình xây dựng th−ơng hiệu quốc gia chè Việt Nam. Trong n−ớc, chè Việt hiện đã có đ−ợc logo của riêng mình. Cụ thể, logo “CheViet” đã đ−ợc Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy chứng nhận với chủ sở hữu là Hiệp hội Chè Việt Nam; đ−ợc Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; và VITAS đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

“CheViet” trực tiếp và cả đăng ký theo Thỏa −ớc Madrit với 73 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhờ đó, logo “CheViet” đã và đang đ−ợc quảng bá ở nhiều quốc gia nh− Anh, Đức, Belarus, Hoa Kỳ, Dubai, úc, Thái Lan, Ucraina, Nga, Trung Quốc...

- Trong thời gian tới, VITAS sẽ chuẩn bị thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu chè cũng nh− lập đề án Xúc tiến th−ơng mại nhằm giúp các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng khi gặp rủi ro, đồng thời góp phần đảm bảo đời sống cho ng−ời trồng chè, đảm bảo an ninh kinh tế, chính trị ở vùng chè và khu vực.

Trong thời gian qua, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nguồn nhân lực Ngành chè (Hiệp Hội chè Việt Nam) đã tổ chức 10 lớp tập huấn khuyến nông, khuyến công; 2 lớp chuyên viên kiểm tra chất l−ợng (KCS) cho cán bộ trong ngành; 3 lớp Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu và marketting xuất khẩu cho gần 200 học viên là cán bộ nhân viên làm công tác thị tr−ờng và 8 khoá ngoại ngữ, bình quân mỗi lớp 25-30 ng−ời. Ngoài ra, Trung tâm th−ờng xuyên tổ chức cho học viên đi tham quan, học tập văn hoá trà, khoa học kỹ thuật tiên tiến tại một số n−ớc nh− Srilanka, Nhật, Trung Quốc, ấn Độ...

* Về phía Tổng công ty chè Việt Nam (VINATEA):

Là một trong những đơn vị chủ lực, làm nòng cốt trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Kể từ khi thành lập, Tổng công ty chè Việt Nam là đơn vị đi đầu trong các hoạt động cải tổ ngành chè nh−: tổ chức lại bộ máy tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp; tìm kiếm, xâm nhập và tổ chức lại thị tr−ờng ngoài n−ớc, mở rộng các hình thức hợp tác kinh tế, xúc tiến kêu gọi đầu t− n−ớc ngoài, đổi mới công nghệ, đ−a giống mới và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất... đồng thời, thực hiện các dự án đầu t− thâm canh chiều sâu để nâng cao năng suất, chất l−ợng v−ờn chè.

Nhằm phát triển mở rộng thị tr−ờng, đặc biệt là thị tr−ờng các n−ớc châu Phi - Tây Nam á, trong đó, l−u ý đặc biệt tới thị tr−ờng Bắc Phi, chủ yếu nhắm tới thị tr−ờng Marốc; Ai Cập (nhập khẩu khoảng 60.000 tấn/năm); Dubai (nhập khoảng 30.000 tấn/năm), Vinatea đã đầu t− cho Công ty Chè Ba Đình, một đơn vị thuộc Vinatea, số tiền gần 200.000 USD để tăng c−ờng xúc tiến th−ơng mại, quảng bá th−ơng hiệu chè Rồng Ph−ơng Đông tại thị tr−ờng Nga.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường - Maketing trong xuất khẩu chè.pdf (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)