Môi tr−ờng kinh doanh quốc tế toàn cầu hoá và tự do hoá của các n−ớc, sự thay đổi chính sách th−ơng mại của các n−ớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường - Maketing trong xuất khẩu chè.pdf (Trang 30 - 31)

của các nớc, sự thay đổi chính sách thơng mại của các nớc

- Tổ chức khu vực có ảnh h−ởng lớn nhất đến th−ơng mại chè thế giới hiện nay là Hiệp hội hợp tác khu vực Nam á (South Asian Association for Regional Cooperation - SAARC). Đây là tổ chức bao gồm các thành viên là các nhà sản xuất và xuất khẩu chè hàng đầu thế giới nh−ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka... Các điều lệ, qui định của tổ chức này đ−a ra đều nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhà sản xuất và xuất khẩu.

- ở cấp độ thế giới, Tổ chức Th−ơng mại thế giới hiện là tổ chức tiên tiến nhất có quyền ra quyết định và có tác động trực tiếp đến thuế quan, đến các qui định xuất nhập khẩu, trợ cấp và hạn ngạch chè của các quốc gia. Hệ thống khu vực và toàn cầu này đang tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho buôn bán chè trên phạm vi toàn cầu.

Theo qui định của WTO, đến năm 2005 các n−ớc thành viên phải giảm 24% thuế suất thuế nhập khẩu chè. Mức thuế nhập khẩu cao nhất hiện nay đối với sản phẩm này khoảng từ 25 - 30%.

Thực tế, các n−ớc th−ờng ít khi áp dụng biện pháp hạn chế định l−ợng để ngăn cản nhập khẩu chè. Hơn nữa, thuế nhập khẩu chè rời của hầu hết các n−ớc nhập khẩu chính đều thấp nên tự do hoá th−ơng mại sẽ không ảnh h−ởng nhiều đến nhu cầu tiêu thụ chè và tình hình nhập khẩu chè của các n−ớc nhập khẩu truyền thống.

- Việc điều chỉnh hàng rào thuế và phi thuế quan của các n−ớc, việc dựng lên các rào cản kỹ thuật mới đối với buôn bán chè.

Thị tr−ờng chè thế giới có mức độ tự do hoá cao. Không n−ớc nào áp dụng hạn chế định l−ợng đối với nhập khẩu chè, kể cả hạn ngạch và hạn ngạch thuế quan. Tuy nhiên, một số n−ớc nhập khẩu áp dụng thuế nhập khẩu đối với chè chế biến. Ví dụ: Hoa Kỳ áp dụng thuế nhập khẩu chè h−ơng chế biến từ chè xanh là 6,4%, mức thuế đối với sản phẩm này của EU là 3,4%. Nhiều n−ớc sản xuất chè cũng áp dụng thuế nhập khẩu đối với chè chế biến để bảo hộ ngành chè trong n−ớc. Mức thuế đối với chè đóng gói bán lẻ nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ và ấn Độ t−ơng ứng là 145% và 70% trong khi chè rời đ−ợc nhập khẩu miễn thuế. Nhìn chung, thuế nhập khẩu chè của các n−ớc phát triển khá thấp trong khi các n−ớc đang phát triển vẫn duy trì thuế suất cao đối với nhập khẩu chè.

Ngành chè của hầu hết các n−ớc sản xuất không phải là đối t−ợng của các tranh chấp th−ơng mại do ít n−ớc sản xuất chè vi phạm các cam kết trong Hiệp định nông nghiệp của WTO, ngoài trừ sự duy trì vai trò khống chế của các doanh nghiệp Nhà n−ớc tại một số quốc gia. Các biện pháp trợ cấp trong n−ớc cũng nh− trợ cấp xuất khẩu ít đ−ợc áp dụng cho nhóm sản phẩm này.

- Rào cản chủ yếu đối với th−ơng mại sản phẩm chè là các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, đặc biệt là quy định về mức d− l−ợng thuốc trừ sâu tối thiểu đ−ợc chấp nhận (MRLs). Kể từ tháng 4/2006, Uỷ ban châu Âu đã đ−a ra những yêu cầu rất khắt khe về mức d− l−ợng tồn d− thuốc trừ sâu tối thiểu trong chè.

Theo Tổ chức l−ơng nông Liên hợp quốc (FAO), ngành chè thế giới có thể nhận đ−ợc sự hỗ trợ lớn khi các n−ớc sản xuất thoả mãn đ−ợc các yêu cầu về chất l−ợng và an toàn l−ơng thực và y tế của các thị tr−ờng tiêu thụ lớn. Theo FAO, đòi hỏi gần đây về l−ợng tồn d− hoá chất tối đa (MRLs) của một số thị tr−ờng chè lớn, trong đó có Liên minh châu Âu (EU) dự đoán sẽ làm giảm nguồn cung chè thế giới ít nhất 2,5%. Điều này sẽ giúp tăng giá chè thế giới thêm 4% trong giai đoạn 2005 - 2015. Tác động của việc áp dụng MRLs sẽ là lớn nhất trong 3 năm đầu tiên thực hiện, khi những đòi hỏi ngày càng tăng trong nhu cầu nhập khẩu đ−ợc đặt ra trong bối cảnh nguồn cung xuất khẩu giảm sút.

Việc tuân thủ bộ tiêu chuẩn chất l−ợng tối thiểu ISO 3720 trong giao dịch chè toàn cầu cũng sẽ giúp loại bỏ chè chất l−ợng thấp - nguyên nhân gây d− thừa cung ra khỏi thị tr−ờng. Hiện tại, các nhà sản xuất chè đen sử dụng bộ tiêu chuẩn ISO 3720 cho sản phẩm của mình. Việc tiêu chuẩn hoá đã đ−ợc đề xuất chấp nhận đối với cả n−ớc sản xuất và tiêu thụ chè.Theo dự báo của FAO, với bộ tiêu chuẩn này, khối l−ợng chè giao dịch trên thị tr−ờng thế giới sẽ giảm từ 200 - 350 tấn. Chi phí để tuân thủ bộ ISO 3720 - trong đó chi phí chứng chỉ là thành phần chính, sẽ là mối quan ngại lớn đối với các th−ơng nhân nhỏ. Tuy nhiên, việc tôn trọng các tiêu chuẩn an toàn chặt chẽ sẽ thúc đẩy lòng tin của ng−ời tiêu dùng và tăng nhu cầu thế giới đối với mặt hàng chè.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường - Maketing trong xuất khẩu chè.pdf (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)