Thị tr−ờng Đông Bắc á: Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường - Maketing trong xuất khẩu chè.pdf (Trang 49 - 50)

- Về th−ơng nhân tham gia xuất khẩu:

2.1.2.1. Thị tr−ờng Đông Bắc á: Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản

Trong số thị tr−ờng các n−ớc Đông Bắc á thì Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc là những bạn hàng quan trọng của Việt Nam. Khối l−ợng chè xuất khẩu vào các thị tr−ờng này tăng nhanh trong 10 năm qua.

Hàng năm, Đài Loan nhập chè khá lớn từ các n−ớc và khu vực và chè nhập khẩu không chỉ tiêu thụ trong n−ớc mà còn để gia công chế biến xuất khẩu sang các n−ớc khác. L−ợng chè xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng hàng đầu sang thị tr−ờng này. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2004, Việt Nam xuất khẩu vào thị tr−ờng Đài Loan khoảng 18 triệu USD, chiếm 62,2% kim ngạch nhập khẩu chè cả năm của Đài Loan; năm 2005, Việt Nam xuất khẩu chè vào thị tr−ờng Đài Loan 17 triệu USD, tăng so với năm 2004 là 12,9%, chiếm 61,2% kim ngạch nhập khẩu chè cả năm của Đài Loan và mức tăng này vẫn duy trì trong năm 2006 - với con số gần 20 triệu USD. Từ năm 1997, Đài Loan đã v−ơn lên vị trí thứ hai sau Irắc, chiếm 20% khối l−ợng chè xuất khẩu của Việt Nam. Sau sự kiện chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai, do gặp khó khăn trong xuất khẩu chè sang Irắc, các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu chè sang Đài Loan và trong 2 năm 2003 và 2004, Đài Loan trở thành thị tr−ờng xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam; nh−ng đến 2005, 2006, Pakistan đã thay thế vị trí này.

Để xuất khẩu nhiều hơn nữa vào thị tr−ờng Đài Loan cũng nh− hạn chế tới mức tối đa xuất khẩu chè nguyên liệu, các nhà xuất khẩu chè Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các sở thích của ng−ời tiêu dùng Đài Loan để chế biến ra các sản phẩm chè đáp ứng nhu cầu của ng−ời tiêu dùng Đài Loan; đồng thời, cũng đáp ứng đ−ợc những yêu cầu của th−ơng gia Đài Loan để xuất khẩu sang thị tr−ờng thứ ba.

Xuất khẩu chè sang thị tr−ờng Nhật Bản chiếm khoảng 5% tổng l−ợng xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006. Khối l−ợng xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị tr−ờng này năm 2003 là cao nhất, đạt 3,55 nghìn tấn, chiếm gần 6% khối l−ợng xuất khẩu của Việt Nam. Nh−ng những năm gần đây, xuất khẩu chè sang thị tr−ờng này giảm xuống do chè của Việt Nam ch−a đáp ứng đ−ợc thị hiếu của ng−ời tiêu dùng Nhật khó tính. Nhật Bản là n−ớc nhập khẩu chè xanh nhiều nhất của Việt Nam chiếm tới 50% khối l−ợng chè xuất khẩu sang thị tr−ờng. Tuy nhiên, chè Việt Nam chỉ chiếm khối l−ợng nhỏ trong tổng khối l−ợng chè nhập khẩu của Nhật Bản và giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 35% so với giá nhập khẩu của Nhật Bản.

Bảng 2.7: Xuất khẩu chè của Việt Nam sang một số thị tr−ờng Đông Bắc á Đơn vị: 1.000 tấn, % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng KNXK 55,7 68,0 75,0 59,7 99,3 87,9 105,6 Đài Loan 9,35 13,7 13,4 14,9 15,7 15,3 18,5 Tỷ trọng 16,8 20,1 17,9 24,9 15,9 17,4 17,5 Nhật Bản 1,86 1,22 2,97 3,55 1,08 0,69 0,44 Tỷ trọng 3,3 1,8 3,96 5,95 1,1 0,79 0,42 Trung Quốc 0,29 0,5 0,42 1,23 3,27 5,83 7,62 Tỷ trọng 0,5 0,74 0,56 2,06 3,29 6,63 7,22

Nguồn: Số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu, Cục công nghệ thông tin và thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan và tính toán của nhóm tác giả

Những năm gần đây, xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị tr−ờng

Trung Quốc đã đạt đ−ợc nhiều thành tích đáng kể và đến năm 2006, Trung Quốc trở thành thị tr−ờng xuất khẩu chè lớn thứ 5 của Việt Nam về kim ngạch, trong khi khối l−ợng chè xuất khẩu sang thị tr−ờng này năm 2006 tăng trên 12 lần so với năm 1996. Các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu về chế biến và bán ra với giá thành cao. Do vậy, để tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm kiếm đối tác nhập khẩu lớn nhằm ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn; đồng thời, cần nghiên cứu kỹ khẩu vị và sở thích cũng nh− chủng loại mà ng−ời Trung Quốc th−ờng dùng thông qua việc mời các chuyên gia về chè của Trung Quốc sang t− vấn để chế biến các loại chè có h−ơng vị t−ơng tự nh− những loại chè đ−ợc −a chuộng tại thị tr−ờng Trung Quốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tích cực tham gia vào Hội chợ Thực phẩm và đồ uống của Trung Quốc để xây dựng, quảng bá th−ơng hiệu Chè Việt Nam tại thị tr−ờng Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường - Maketing trong xuất khẩu chè.pdf (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)