- Khác với cà phê và ca cao, phần lớn chè đ−ợc giao dịch qua đấu giá và thị tr−ờng triển hạn (trong khi cà phê và ca cao chủ yếu đ−ợc giao dịch trên các thị tr−ờng kỳ hạn và quyền chọn). Hơn 70% l−ợng chè của Kênya đ−ợc trao đổi qua các trung tâm đấu giá và tỷ lệ này ở Sri Lanka là khoảng 90%. Hệ thống bán đấu giá cho chè có rất nhiều −u điểm nh−:
+ Hệ thống bán đấu giá là hệ thống ở đó giá đ−ợc bán là cao nhất tại điểm cân bằng thị tr−ờng; chi phí bán chè qua hệ thống này là thấp nhất. Tại ấn Độ chi phí bán chè qua hệ thống này ch−a đến 2% giá trị của chè kể cả chi phí gửi chè mẫu. Tại Kênya chi phí này là 1% ng−ời bán phải trả và 0,5% ng−ời mua phải trả.
+ Do ng−ời mua chè mua sản phẩm chè thật chứ không phải mua chè thông qua hợp đồng nh− trên thị tr−ờng kỳ hạn nên tránh đ−ợc các rủi ro về đầu cơ.
Mặc dù hệ thống đấu giá có vẻ nh− là một hệ thống thích hợp nhất cho buôn bán chè do giá cả đ−ợc ng−ời mua và ng−ời bán quyết định nh−ng hệ thống này cũng có nhiều bất cập. Có nhiều bằng chứng cho thấy những ng−ời môi giới cấu kết với nhau nhằm chi phối giá cả. Các nghiên cứu của UNCTA đã chỉ ra rằng, có nhiều mối liên kết giữa ng−ời mua và ng−ời môi giới nhằm hạ giá chè bán ra trên thị tr−ờng. Hội đồng điều tra của Sri Lanka đã điều tra và kết luận có nhiều liên kết giữa ng−ời mua và ng−ời môi giới nhằm hạ thấp giá chè bán ra của ng−ời sản xuấ, đồng thời cũng hạ thấp giá chè của các kênh phân phối trực tiếp. Các trung tâm đấu giá cũng đ−ợc coi là nhà trung gian làm đội giá lên. Giao dịch qua các trung tâm đấu giá không giúp quản lý rủi ro mà nó chỉ đ−ợc sử dụng để buôn bán các chè giao ngay.
Chè bán theo ph−ơng thức hợp đồng triển hạn đang trở nên phổ biến do ph−ơng thức này bảo vệ cả ng−ời mua và ng−ời bán với những biến động giá cả trong t−ơng lai. Tuy nhiên, hợp đồng triển hạn cũng có hạn chế của nó do các hợp đồng này chỉ đáp ứng những nhu cầu cá biệt của các bên mà không quan tâm đến tập quán th−ơng mại chung nh− các hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn. Đặc biệt là các hộ gia đình nhỏ rất khó tham gia thị tr−ờng và không tìm đ−ợc ng−ời mua để đàm phán. Và giá cả trên thị tr−ờng triển hạn không minh bạch nh− trên thị tr−ờng đấu giá.
- Tuy hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn có thể áp dụng để làm cho giá cả minh bạch và tin cậy hơn trên thị tr−ờng chè nh−ng do đặc điểm của của thị tr−ờng chè nên khó áp dụng các hình thức giao dịch này do:
+ Không giống nh− cà phê và ca cao, không có giá thống nhất cho chè, giá chè rất khác nhau giữa các phẩm cấp chè và khác nhau giữa nhà sản xuất này và nhà sản xuất khác. Do đó sẽ khó có thể thiết lập đ−ợc thị tr−ờng trao đổi chung.
+ Thị tr−ờng kỳ hạn chè sẽ không thể ổn định, giá cả sẽ rất dễ bị tổn th−ơng nếu có các nhà đầu cơ và giá cả không có mối liên hệ với sản xuất nh− thị tr−ờng cà phê và ca cao.
+ Do rất khó xác định giá chè cho mỗi loại chè ở mỗi quốc gia khác nhau nên có rất ít các giao dịch phát sinh trên thị tr−ờng chè, do đó rủi ro về giá sẽ rất cao.
- Để giảm bớt sự bất ổn của giá, nhiều nhà phân tích thị tr−ờng kiến nghị cần phát triển thị tr−ờng kỳ hạn đối với mặt hàng chè. Tuy nhiên, do các nguyên nhân nêu trên, không dễ thành lập một hợp đồng chuẩn mực cho giao dịch kỳ hạn.
Mặc dù cơ chế th−ơng mại phân đoạn - điển hình là các cuộc đấu giá chỉ đ−ợc tổ chức ở một vài địa ph−ơng - và nghiên cứu cho thấy còn nhiều
thị tr−ờng khác nhau trên toàn thế giới không tuân theo một chuẩn mực nhất định (UNCTAD, 2002) nh−ng nhìn chung, th−ơng mại chè thế giới đ−ợc tiến hành qua các kênh chủ yếu sau:
Chè chế biến hoặc sơ chế
Hợp đồng giao ngay hoặc giao sau Đấu giá Ng−ời pha trộn/đóng gói
Ng−ời bán buôn Ng−ời bán lẻ Ng−ời tiêu dùng