Các vấn đề pháp lý về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng Căn cứ xác định hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 41 - 48)

Căn cứ xác định hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

Nghĩa vụ giao hàng phù hợp với hợp đồng là nghĩa vụ cơ bản của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và HĐMBHHQT nói riêng. Theo khoản 1 điều 34 LTM 2005 thì bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Từ quy định này có thể thấy thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng là căn cứ quan trọng để xác định hàng hóa có phù hợp với hợp đồng hay

không. Quy định này đã được mở rộng hơn so với quy định tại khoản 1 điều 60 LTM 1997 khi quy định hàng được giao không chỉ đúng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản theo như thỏa thuận mà còn phải tuân theo các quy định khác trong hợp đồng. Về vấn đề này, LTM 1997 chỉ thu hẹp quy định về hàng hóa đúng số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì và đúng thời hạn theo thoả thuận trong hợp đồng, mà điều này vô tình đã không bao quát hết được các tình huống có thể nảy sinh để có thể quy trách nhiệm cho người bán theo như điều 68 LTM 1997. Trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì theo khoản 1 điều 39 LTM 2005, hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

“a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;

b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;

d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.”

Từ quy định này có thể thấy LTM 2005 có cách tiếp cận khác về vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng so với LTM 1997. Cụ thể theo khoản 2, 3 điều 60 LTM 1997 quy định rằng:

“2) Trong trường hợp chất lượng hàng hoá không được xác định cụ thể trong hợp đồng thì người bán phải giao hàng có chất lượng trung bình của loại hàng hoá đó được lưu thông trên thị trường tại thời điểm giao hàng.

3) Trong trường hợp bao bì hàng hoá không được quy định cụ thể trong hợp đồng thì người bán phải giao hàng với bao bì thường dùng cho loại hàng này. Bao bì phải bảo đảm an toàn hàng hoá trong quá trình vận chuyển, có tính đến khả năng

chuyển tải trong điều kiện bốc dỡ thông thường và phải phù hợp với thời gian, phương tiện vận tải.”

LTM 2005 không còn quy định phải giao hàng với chất lượng trung bình hay giao hàng với bao bì thường dùng nếu chất lượng hoặc bao bì hàng hóa không được quy định cụ thể trong hợp đồng như LTM 1997 mà thay vào đó quy định các trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cũng như các trường hợp pháp lý áp dụng trong tình huống giao hàng không phù hợp với hợp đồng.

Nhìn chung, cả LTM 1997 và LTM 2005 đều dựa trên việc xác định hàng hóa không phù hợp với hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm của bên bán cũng như quyền của bên mua trong trường hợp phát sinh các tranh chấp liên quan đến vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên cách thức tiếp cận khác nhau đã tạo nên sự khác biệt giữa LTM 1997 và LTM 2005 khi LTM 1997 quy định nghĩa vụ giao hàng với chất lượng trung bình hay giao hàng với bao bì thường dùng trong trường hợp hai vấn đề này không được quy định cụ thể trong hợp đồng còn LTM 2005 lại loại bỏ nghĩa vụ này của bên bán đi.

Tóm lại có thể thấy rằng căn cứ xác định hàng hóa không phù hợp với hợp đồng là cơ sở quan trọng để xác định nghĩa vụ của bên bán và quyền của bên mua liên quan đến vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên nếu chỉ dựa trên các thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng và quy định của LTM để nhận biết hàng hóa có phù hợp với hợp đồng hay không đôi khi không phải là vấn đề đơn giản. Thực tiễn cho thấy việc xác định hàng hóa không phù hợp với hợp đồng chủ yếu còn phụ thuộc vào quan điểm xét xử của Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.

Trách nhiệm của bên bán đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng Theo quy định của LTM 2005, trách nhiệm của bên bán đối với hàng hóa

không phù hợp với hợp đồng được chia làm hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất là các bên có thỏa thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng

Theo quy định tại khoản 1 điều 44 LTM 2005, việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng của bên mua hoặc đại diện của bên mua chỉ trở thành nghĩa vụ của bên mua nếu trong hợp đồng có thỏa thuận. Lúc này bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. Thế nhưng cần lưu ý rằng, việc kiểm tra hàng hóa của bên mua hoặc đại diện của bên mua phải được tiến hành trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (theo khoản 2 điều 44 LTM 2005). Rõ ràng là quy định này thể hiện nghĩa vụ của người mua không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra hàng hóa mà còn ràng buộc về thời hạn kiểm tra, đó là trong một khoảng thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Nếu bên mua không thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận thì bên mua có thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi. Theo khoản 4 điều 44 LTM 2005 thì bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá. Nghĩa là người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua không biết hoặc không buộc phải biết khi thực hiện nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa của mình.

Tiếp đó tại khoản 5 điều 44 LTM 2005 có quy định bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.

Từ hai điều khoản 4, 5 Điều 44 có thể rút ra được LTM 2005 đã san sẻ bớt trách nhiệm của bên bán cho bên mua trong các trường hợp khác nhau như quy định tại 2 khoản trên nếu các bên có thỏa thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng. Về vấn đề này thì LTM 1997 quy định rằng trước khi giao hàng, người bán phải kiểm tra chất lượng hàng hoá, chịu chi phí kiểm tra và cung cấp giấy chứng nhận chất lượng theo các điều kiện đã thoả thuận với người mua, trong trường hợp không có thoả thuận cụ thể về việc kiểm tra thì người bán phải kiểm tra chất lượng hàng hoá theo các điều kiện thường được áp

dụng đối với loại hàng hoá này (điều 61). Nghĩa là trong trường hợp này dù các bên có thỏa thuận trước hay không thì bên bán vẫn phải có trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng hóa. Thêm vào đó tại khoản 3 điều 62, kể cả trong trường hợp người mua hoặc đại diện người mua tham dự việc kiểm tra chất lượng hàng hoá, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá. Qua đó có thể thấy rằng LTM 1997 quy trách nhiệm kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng là trách nhiệm hoàn toàn của người bán và kể cả khi người mua có tham dự việc kiểm tra hàng hóa hay không thì người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.

Trường hợp thứ hai là các bên không có thỏa thuận để bên mua hoặc đại diện bên mua kiểm tra hàng hóa trước khi bên bán giao hàng.

Theo điều 40 LTM 2005 thì trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau: “1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;

2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;

3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.”

Trong thực tế có nhiều trường hợp các bên mua bán những loại hàng hóa mà bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết vào thời điểm giao kết hợp đồng nhưng vẫn đồng ý mua hàng thì khoản 1 điều 40 của Luật này sẽ được áp dụng để loại trừ đi trách nhiệm của bên bán. Tiếp đó ở khoản 2 điều 40 cũng nhấn mạnh thời điểm phát sinh khiếm khuyết để xác định trách nhiệm của bên bán chứ không phải dựa vào thời điểm phát hiện khiếm khuyết nhằm bảo vệ người mua trong những trường hợp những khiếm khuyết ẩn tỳ chỉ được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro. Tại khoản 3 điều 40, LTM 2005 đã loại trừ trách nhiệm của bên bán đối với

khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu nó không phải do bên bán vi phạm hợp đồng.

Như vậy trong trường hợp các bên không có thỏa thuận cụ thể về việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng thì điều 40 của LTM 2005 sẽ được áp dụng để giải quyết. Trong khi đó về vấn đề này thì LTM 1997 có quy định như sau: “Người bán phải chịu trách nhiệm về việc hàng không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp người bán chứng minh được là mình không có lỗi. Trường hợp hàng không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng, người bán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thiệt hại phát sinh, dù người bán biết hoặc không biết về thiệt hại đó.” Qua quy định này có thể thấy rằng việc có tồn tại thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng không mang ý nghĩa gì, trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người bán phải chịu trách nhiệm đến cùng và để thoát khỏi trách nhiệm đó thì người bán phải có trách nhiệm chứng minh mình không có lỗi.

Quyền của bên mua trong trường hợp bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng

Quyền từ chối nhận hàng: Theo khoản 2, điều 39 thì “Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.” Như thế nghĩa là bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa dẫn đến việc xác định hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, cho dù là khiếm khuyết nhỏ hoặc có thể sửa chữa được đi chăng nữa đều là cơ sở để bên mua từ chối nhận hàng nếu bên mua không áp dụng các biện pháp pháp lý khác. Đây là một quy định đặt nặng trách nhiệm của bên bán về việc giao hàng không phù hợp với hợp đồng.

Quyền giảm giá hàng: Trong LTM 2005 không có quy định về việc giảm giá hàng hóa mà các bên khi giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận biện pháp giảm giá trong trường hợp chấp nhận hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và thỏa thuận này phải không được trái với quy định của pháp luật.

Quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng: Cả LTM 1997 và LTM 2005 đều có quy định về quyền ngừng thanh toán. Tại điều 72 LTM 1997 thì (1) Người mua có

quyền chưa thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền mua hàng nếu khi nhận hàng phát hiện thấy hàng bị hư hỏng, có khuyết tật và chỉ thanh toán khi người bán đã khắc phục những hư hỏng, khuyết tật đó, trừ trường hợp trong hợp đồng có thoả thuận khác và (2) Người mua có quyền giữ lại toàn bộ hoặc một phần tiền mua hàng nếu có bằng chứng về việc người bán lừa gạt hoặc không có khả năng giao hàng hoặc hàng này đang là đối tượng tranh chấp giữa người bán với người thứ ba cho đến khi các tình trạng này đã được giải quyết xong. Theo điều 51 LTM 2005 thì trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau: (1) Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán; (2) Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết; (3) Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó; (4) Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này. Từ 2 điều khoản trên, có thể thấy rằng so với LTM 1997, LTM 2005 có quy định cụ thể và chi tiết hơn nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên bán, quyền nhận thanh toán tiền hàng. Vì nghĩa vụ thanh toán là nghĩa vụ cơ bản của bên mua nên việc ngừng thanh toán phải dựa trên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc quy định của pháp luật, nếu việc ngừng thanh toán không có căn cứ pháp lý xác thực thì khi đó bên mua đã vi phạm hợp đồng.

Quyền yêu cầu bảo hành: Trong LTM 1997, tại điều 66 có quy định “Trong trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì người bán phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá đó trong thời hạn bảo hành và phải chịu các chi phí về việc bảo hành nếu các bên không có thoả thuận khác.” LTM 2005 cũng có quy định tương tự tại điều 49: (1) Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận; (2) Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; (3) Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Như vậy trong thời hạn bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên

bán bảo hành hàng hóa nếu thỏa mãn các điều kiện bảo hành quy định trong hợp đồng.

Quyền áp dụng chế tài trong thương mại: LTM 1997 chỉ quy định bốn loại chế tài trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, đó là (1) buộc thực hiện đúng hợp đồng, (2) phạt vi phạm, (3) bồi thường thiệt hại và (4) hủy hợp đồng (Điều 222). Bên cạnh các chế tài như trong LTM 2007 thì LTM 2005 có bổ sung thêm các chế tài là tạm ngừng thực hiện hợp đồng (khoản 4 điều 292), đình chỉ thực hiện hợp đồng (khoản 5 điều 292) và các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w