Thách thức cho việc giao kết HĐMBHHQT

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 67 - 70)

Tuy nhiên, hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc giao kết

HĐMBHHQT. Thách thức đầu tiên là mặc dù môi trường pháp lý đang ngày càng thuận lợi nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu. Các doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn chưa tin tưởng về hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Ví dụ theo kết quả khảo sát mới nhất về Chỉ số Môi trường kinh doanh của Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) năm 2013 thì khoảng 50% doanh nghiệp châu Âu tham gia khảo sát cho rằng việc thay đổi các luật lệ tại Việt Nam đã tác động tiêu cực đến công việc kinh doanh của họ và chỉ 7% cho rằng việc thay đổi các luật lệ trong suốt năm 2013 là điều tích cực. Hướng đến thời gian tới thì khoảng một nửa các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng các quy định sẽ tiếp tục có tác động tiêu cực đến công việc kinh doanh của họ. Hơn nữa theo Eurocham thì những thách thức chính khi hoạt

động kinh doanh tại Việt Nam là vấn đề tham nhũng (72%), việc thực thi các quy định pháp luật còn yếu và thiếu nhất quán (67%), những trở ngại về hành chính (52%) và thiếu sự minh bạch (45%). Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài, qua đó tác động đến việc giao kết HĐMBHHQT.

Biểu đồ 3.1. Những thử thách đối với kinh doanh ở Việt Nam

Đơn v : % Ngu n: K ế t qu kh o sát l n th v 13 Ch s

Môi trư

ng kinh doanh (BCI) c a 4 9 27 45 52 67 72 Khác Thâm nhập thị trường Chất lượng lao động Thiếu minh bạch Trở ngại hành chính Thiếu nhất quán Tham nhũng EuroCham

Thứ hai liên quan đến giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tòa án, thách thức đặt ra là mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải cách trong lĩnh vực tư pháp song công tác xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại của tòa án vẫn chưa thật sự hiệu quả. Có một số lý do làm cho doanh nghiệp không mặn mà với tòa án. Thứ nhất, các công việc của tòa án vẫn còn thủ công, chưa ứng dụng nhiều công nghệ thông tin, nên còn nhiều chậm trễ. Thứ hai, tư duy thẩm phán chưa thích nghi với kinh tế thị trường, nên trong quá trình xét xử , các thẩm phán thiên về bảo vệ lợi ích của Nhà nước hơn là tôn trọng quyền tự do kinh doanh của họ và giải quyết tranh

chấp theo hướng bảo vệ lợi ích của các bên. Thứ ba, kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại có yếu tố quốc tế của đội ngũ thẩm phán còn hạn chế nên quyết định của tòa có vẻ không được các doanh nghiệp phục và tự nguyện thi hành. Thứ tư, vai trò của các luật sư trong các phiên tòa cũng còn hạn chế do chưa lấy được sự tin tưởng từ thẩm phán và bản thân luật sư trong nước cũng chưa có nhiều kinh nghiệm đối với các tranh chấp thương mại kinh tế phức tạp. Pháp luật nước ta thì chưa cho phép sử dụng luật sư nước ngoài tại tòa để tạo điều kiện học hỏi cho cả thẩm phán và luật sư trong nước. Nghị quyết của Hội nghị TW 4 khóa X về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới cũng có đề cập rằng “đội ngũ cán bộ, công chức nước ta còn thiếu và yếu cả về năng lực chuyên môn, tin học, ngoại ngữ. Đặc biệt, chúng ta còn thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo luật pháp quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh”.

Thêm vào đó thực tiễn cho thấy một thách thức khác nữa là, số lượng tranh chấp HĐMBHHQT không phải ít nhưng ít ở đây là ít đưa ra giải quyết bằng một cơ quan trọng tài mà chủ yếu là các bên tự giải quyết với nhau như phạt do giao hàng không phù hợp với hợp đồng, phạt do thanh toán chậm…Điều đó đã thể hiện những tồn tại trong hoạt động đàm phán, ký kết HĐMBHHQT. Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đạt được trong việc ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp nước ta vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và trở ngại khi hệ thống các văn bản pháp luật quy định về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế - một hình thức cụ thể của hợp đồng còn rất nhiều mâu thuẫn, thiếu nhất quán và chưa đồng bộ gây lúng túng và khó khăn cho các doanh nghiệp khi tìm hiểu luật. Ngoài ra trình độ ngoại ngữ để soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng ở các doanh nghiệp còn hạn chế, nên đã không có sự cân nhắc khi thỏa thuận nội dung các điều khoản trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w