Công bố bản án và phát triển án lệ

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 77 - 80)

Cơ sở đề xuất: Ở các nước theo hệ thống luật Common law, án lệ là nguồn chủ yếu

của pháp luật. Các bản án quyết định của tòa án không những áp dụng trong thực tiễn xét xử mà còn tạo ra các quy phạm pháp luật. Nó có vai trò quan trọng trong

việc giải thích pháp luật, bởi vì quá trình xét xử của Tòa án là quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật vốn trừu tượng và khó hiểu để xử lý những tình huống cụ thể trong một vụ án. Phán quyết của tòa án là kết quả của các lập luận đánh giá chứng cứ, lý lẽ cho việc áp dụng các quy phạm pháp luật và căn cứ để đi đến quyết định. Nhờ vậy, thông qua một vụ án cụ thể mà các quy định pháp luật được sáng tỏ. “Chính tại các nước theo hệ thống Civil Law càng ngày càng có nhiều xu hướng truy nhập và viện dẫn các bản án trước đây của tòa án cùng cấp hoặc của tòa án cấp cao hơn, đặc biệt của tòa án tối cao về vụ án tương tự so với vụ án đang xét xử” (Lưu Tiến Dũng, 2006, tr.35).

Việt Nam là nước theo truyền thống pháp luật dân sự. Có thể thấy một trong những tồn tại trong hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở nước ta là tính ổn định trong các bản án của Tòa án chưa cao và việc xét xử của Tòa án rất khó dự đoán do pháp luật được áp dụng không thống nhất trong những trường hợp cụ thể, dẫn đến tình trạng có những bản án khác nhau đối với những vụ tranh chấp tương tự về nội dung và chứng cứ. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là chúng ta không áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử. Tòa án có thể tiến hành xét xử mà không quan tâm đến việc có những vụ án tương tự đã được xét xử trước đây. Các luật sư ở nước ta cũng chưa có thói quen viện dẫn các án lệ và học thuyết pháp lý trong quá trình tranh tụng. Mặc dù việc xét xử của tòa án Việt Nam là công khai nhưng các bản án chưa được công bố rộng rãi để giới nghiên cứu pháp luật và mọi tầng lớp xã hội đều có thể tiếp cận và tìm hiểu, tạo nên sự không minh bạch của hệ thống pháp luật. Rất khó có thể áp dụng pháp luật một cách thống nhất và chắc chắn nếu không công bố và phổ biến các quyết định của Tòa án, vì những quyết định như vậy cho thấy pháp luật được áp dụng như thế nào và vì sao lại được áp dụng như vậy trong các vụ việc cụ thể

Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Việc minh bạch hóa hệ thống pháp luật trong đó có việc công bố các bản án, quyết định của Tòa án là yêu cầu trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Về tính minh bạch của pháp luật, theo như điều 63 trong Hiệp định TRIPS của WTO quy định thì Việt Nam có nghĩa vụ bắt buộc trong việc công bố các bản án, quyết định của Tòa án.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại đang đòi hỏi cần phát triển án lệ và cho phép áp dụng án lệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử. Bởi lẽ pháp luật dù có thành văn và có chi tiết đến đâu cũng không thể khái quát được tất cả các tình huống cụ thể có thể xảy ra trong cuộc sống, đó là chưa nói đến việc giải thích pháp luật và hiểu pháp luật cũng rất khác nhau.

Nội dung giải pháp: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị

về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã nêu rõ “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong nỗ lực góp phần thực hiện minh bạch hệ thống pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao đã xuất bản “Tuyển tập quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao năm 2003-2004”. Tuy nhiên, công bố các bản án, quyết định của Tòa án mới chỉ là tiền đề cho việc tạo ra án lệ. Để có thể áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có những bước đi thích hợp mà trước mắt Tòa án nên tiến hành việc công bố rộng rãi các bản án, quyết định điển hình của Tòa án nhằm đáp ứng yêu cầu minh bạch hệ thống pháp luật và tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân có thể tiếp cận tìm hiểu và giám sát công tác xét xử của Tòa án. Qua đó tăng cường trách nhiệm của thẩm phán trong việc xét xử, soạn thảo bản án và ra quyết định, góp phần đảm bảo tính công bằng, khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đây có thể là tài liệu quan trọng để các thẩm phán tham khảo nghiên cứu trước khi giải quyết những vụ án tương tự.

Điều kiện triển khai: Để cung cấp được nguồn án lệ tham khảo cho việc giải quyết tranh chấp thì cần có đội ngũ chuyên gia thu thập, chọn lọc, kiểm tra các bản án, làm cơ sở để đưa ra những phán quyết cho những vụ kiện khác có tính chất tương đồng. Đây cần phải là những bản án đã được xét xử và thi hành xong, không còn vấn đề khúc mắc kiện tụng gì giữa các bên và phải có phần nhận định, lập luận của thẩm phán sao cho thuyết phục để thực sự thành án mẫu

Dự kiến kết quả đạt được: Theo Đề án phát triển án lệ của TAND Tối cao, việc công bố công khai án lệ sẽ theo hai hình thức là thông qua website

http://www.toaan.gov.vn của ngành tòa án, thông qua việc phát hành ấn phẩm “Tuyển tập án lệ” và trực tiếp thông báo, giới thiệu về án lệ trong các hội nghị tổng kết ngành, các buổi tập huấn. Việc công bố sẽ chia làm hai giai đoạn: Từ năm 2013 đến 2017 và từ năm 2018 đến 2023. Từ đây các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các chuyên gia, cơ quan xét xử… có thể xem đây là nguồn tài liệu tham khảo. Điều này cũng sẽ thúc đẩy các thẩm phán nỗ lực hơn trong việc xét xử, hạn chế sai sót,

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 77 - 80)