Giải pháp về phía các cơ quan xét xử 1 Rút gọn thủ tục giải quyết

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 76 - 77)

3.3.2.1. Rút gọn thủ tục giải quyết

Cơ sở đề xuất: Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án trong thời gian qua cho thấy có nhiều vụ tranh chấp đơn giản, có giá trị tranh chấp không lớn, quyền và nghĩa vụ đã được hai bên xác nhận rõ ràng, nhưng theo quy định của BLTTDS thì Tòa án vẫn phải giải quyết với đầy đủ trình tự thủ tục tương tự như các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại phức tạp khác. Điều này dẫn đến hậu quả bất hợp lý là Tòa án và đương sự mất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian theo đuổi quá trình tố tụng một cách không cần thiết, thậm chí có trường hợp đương sự lợi dụng thủ tục kháng cáo để kéo dài quá trình giải quyết vụ án, làm chậm việc thi hành án, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án.

rút gọn. Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại đang trong tình trạng số lượng vụ án ngày càng gia tăng, tạo áp lực đáng kể lên nhiệm vụ xét xử của ngành tòa án đòi hỏi cần có những nghiên cứu thận trọng và tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới nhằm bổ sung việc áp dụng thủ tục rút gọn trong BLTTDS.

Nội dung giải pháp: Trong Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/06/2005 của

Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã chỉ rõ “Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”. Để thực hiện được điều này cần phải xây dựng những tiêu chí cho việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, cụ thể có thể quy định những vụ tranh chấp giải quyết theo thủ tục rút gọn phải đáp ứng ít nhất hai điều kiện sau: (i) Vụ việc có giá trị tranh chấp nhỏ; (ii) Nội dung vụ tranh chấp có chứng cứ rõ ràng về quyền và nghĩa vụ, đã được hai bên thừa nhận.

Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng ở Tòa án cấp sơ thẩm với quy định việc xét xử chỉ do một thẩm phán tiến hành mà không cần thành lập Hội đồng xét xử, không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân. Bản án được tuyên sẽ có hiệu lực ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm như các vụ án khác.

Điều kiện triển khai: Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan xét xử nghiên cứu cụ thể về các điều kiện để rút gọn thủ tục giải quyết vụ án và khả năng thực thi, hiệu quả của từng phương án.

Dự kiến kết quả đạt được: Việc rút gọn thủ tục sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc cho doanh nghiệp, giảm bớt khối lượng công việc cần phải xử lý dành cho các thẩm phán và trọng tài trong các vụ án tranh chấp thương mại, có thể tập trung thời gian cho các vụ án phức tạp với giá trị lớn hơn.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 76 - 77)