Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại, đặc biệt là pháp luật về đàm phán, ký kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 71 - 73)

luật về đàm phán, ký kết hợp đồng

Cơ sở đề xuất: Mặc dù trong thời gian qua, nước ta đã có cố gắng rất nhiều trong

HĐMBHHQT, tuy nhiên, khung pháp lý về vấn đề này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, hệ thống pháp luật còn thiếu hoàn chỉnh, chưa đồng bộ. Các quy định của pháp luật chưa thống nhất, thường xuyên thay đổi và chồng chéo nhau khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trước hết có thể thấy LTM 2005 chỉ quy định trực tiếp về hoạt động mua bán hàng hóa trong chương 2, từ điều 24 đến điều 73, các quy định trực tiếp điều chỉnh

HĐMBHHQT, đặc biệt là vấn đề đàm phán, ký kết hợp đồng hầu như chưa có.

Nội dung giải pháp: Trước hết Nhà nước cần phải xây dựng một văn bản luật về hợp đồng, đặc biệt với tính chất hệ thống pháp luật nước ta là hệ thống văn bản pháp luật có trật tự cao thấp hiệu lực khác nhau, nhiều khi chồng chéo nhau, Nhà nước cần xem xét xây dựng một đạo luật mang tính chất khung về hợp đồng. Đạo luật này sẽ điều chỉnh những vấn đề chung nhất về các giao dịch và hợp đồng với những khái niệm cơ bản tiếp thu tinh hoa từ các văn bản pháp luật quốc tế và những quốc gia có chế định hợp đồng phát triển. Nội địa hóa những khái niệm, chế định trong các hiệp định thương mại quốc tế song phương hoặc đa phương sao cho phù hợp với tình hình của Việt Nam để giúp các doanh nghiệp có điều kiện hội nhập và hiểu biết để ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài. Luật hợp đồng cũng sẽ như sách giáo khoa về hợp đồng mà mọi đối tác và các bên hữu quan có trách nhiệm xem xét đầu tiên, trong trường hợp cụ thể sẽ áp dụng các luật về hợp đồng chuyên ngành. Sự ra đời của một đạo luật chung về hợp đồng, tạo điều kiện cho các nhà làm luật đỡ mất thời gian xem xét vấn đề sửa đổi, bổ sung các luật chuyên ngành về hợp đồng

Tiếp theo các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm tới 93%), bởi vậy nên việc thực hiện đàm phán với bên nước ngoài đa phần là qua điện thoại, thư từ điện tử, fax… chứ hầu như không có trường hợp tốn kém chi phí đi gặp mặt thỏa thuận trực tiếp với nước ngoài. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp này nhà nước cũng cần nhanh chóng ban hành các pháp luật quy định về các hình thức đàm phán hợp đồng qua điện thoại, qua thư tín, qua thư điện tử và thỏa thuận miệng. Thêm vào đó cần ban hành những quy định trách nhiệm của

các bên đàm phán, những vấn đề về đàm phán bổ sung, nghĩa vụ bảo mật thông tin đàm phán, minh bạch thông tin trong đàm phán. Ngoài ra cần quy định bổ sung các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể tiên liệu và giải quyết được mọi tình huống khi đàm phán, ký kết hợp đồng sao cho có lợi cho mình mà không vi phạm pháp luật.

Điều kiện triển khai: Để hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về thương mại, nhà

nước cần có sự phối hợp giữa các nhà làm luật, đội ngũ thẩm phán, trọng tài viên luật sư và các doanh nghiệp cùng ngồi lại để đóng góp ý kiến, kiến nghị cho các văn bản pháp luật về hoạt động thương mại hiện nay, cùng phân tích, góp ý lẫn nhau về các kết quả dự kiến đạt được của mỗi phương án.

Dự kiến kết quả đạt được: Việc tiếp thu các ý kiến từ các cơ quan tài phán và

doanh nghiệp sẽ giúp cho nhà nước có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp hơn với tình hình thực tế của hoạt động mua bán hàng hàng hóa quốc tế, phần nào hạn chế được những sai sót trong quá trình xét xử. Mặt khác quá trình tiếp xúc giữa doanh nghiệp và nhà nước cùng các chuyên gia sẽ góp phần tuyên truyền và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của pháp luật thương mại trong thực tiễn giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 71 - 73)