Tình hình giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT tại TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 39 - 41)

Minh

Khóa luận sẽ tập trung vào các số liệu về tình hình xét xử các vụ tranh chấp tại Tòa Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Sở dĩ lấy số lượng thống kê tại đây vì Tòa Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hàng năm giải quyết hầu hết các tranh chấp về HĐMBHHQT và tập trung nhất. Theo báo cáo “Đánh giá tác động dự kiến của Luật Trọng tài” của Hội Luật gia Việt Nam thì trong năm 2007, Tòa Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phải xử gần 42.000 vụ án các loại trong đó có 1000 vụ án kinh tế, thì VIAC (1 trong 7 tổ chức trọng tài lớn nhất Việt Nam và có số vụ kiện thụ lý nhiều nhất Việt Nam) cũng chỉ tiếp nhận khoảng 30 vụ. Bên cạnh đó khóa luận cũng sẽ đề cập đến các số liệu phán quyết của TTTT thương mại TP. Hồ Chí Minh (TRACENT) để phục vụ cho mục đích so sánh giữa hoạt động xét xử của tòa án và trọng tài. Vì vậy có thể coi những con số dưới đây là tiêu biểu cho số lượng tranh chấp về HĐMBHHQT tại TP. Hồ Chí Minh.

Đầu tiên, dựa vào bảng 2.1, có thể thấy rằng từ năm 2008 đến năm 2011, số lượng các vụ án tranh chấp tăng đều, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 200 vụ, tuy nhiên đến năm 2012 số vụ án lại đột ngột giảm xuống khoảng 45% so với năm 2011. Tổng kết trong giai đoạn này thì Tòa Kinh tế TP. Hồ Chí Minh giải quyết tổng cộng 6602 vụ án tranh chấp, trung bình mỗi năm giải quyết khoảng 1320 vụ, nếu chia cho số lượng thẩm phán tại Tòa kinh tế TP. Hồ Chí Minh hiện nay là 22 người thì mỗi thẩm phán sẽ thụ lý khoảng 60 vụ/năm. Những con số này, ngoài việc cho thấy sự phổ biến việc xử lý các tranh chấp bằng toà án, mà còn cho thấy phần nào sự quá tải của hệ thống toà án.

Bảng 2.1. Số vụ án kinh tế được thụ lý tại Tòa Kinh tế TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Số vụ 1087 1278 1468 1790 979

Nguồn: Tòa Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Trong khi đó, tại trung tâm TRACENT, số lượng các vụ án kinh tế lại khá ít, dao động trong khoảng từ 6-10 vụ/ năm (Bảng 2.2). Đây là con số cực kỳ khiêm tốn so với khả năng thụ lý án tại TTTT khi trong giai đoạn 2008 – 2012, tổng số vụ án TRACENT giải quyết chỉ là 37 vụ, trung bình khoảng 7 vụ/năm. Điều này phản ánh việc các doanh nghiệp hầu như chưa chú trọng đến phương thức giải quyết tranh chấp này khi trung bình hàng năm số vụ tranh chấp do TRACENT thụ lý chỉ bằng 0,5% so với Tòa Kinh tế thụ lý. Hoạt động trọng tài thương mại còn quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu giảm tải cho tòa án.

Bảng 2.2. Số vụ án kinh tế được thụ lý tại TRACENT từ năm 2008 đến năm 2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Số vụ 8 10 6 6 7

Nguồn: Thống kê các vụ kiện của TRACENT Tình hình giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT của TP. Hồ Chí Minh theo bảng 2.3 cũng theo chiều hướng tăng tương ứng với số vụ án tranh chấp kinh tế từ năm 2008 đến năm 2011, đến năm 2012 thì đột ngột giảm từ 14 vụ xuống còn 8 vụ. Trung bình trong giai đoạn này mỗi năm Tòa Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thụ lý khoảng 8 vụ/năm.

Bảng 2.3. Số vụ án tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT được thụ lý tại Tòa Kinh tế TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Số vụ 3 4 10 14 8

Số vụ án do TRACENT xử lý từ năm 2008 đến năm 2012 càng ít hơn nữa, khi cả giai đoạn chỉ có 6 vụ, vẫn còn rất hạn chế so với khả năng giải quyết tại TTTT thương mại.

Bảng 2.4. Số vụ án tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT được thụ lý tại TRACENT từ năm 2008 đến năm 2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Số vụ 2 1 2 1 0

Nguồn: Thống kê các loại hình tranh chấp của TRACENT

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 39 - 41)