Tăng cường hợp tác, hỗ trợ với các TTTT và tòa án trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 80 - 82)

3.3.2.3. Tăng cường hợp tác, hỗ trợ với các TTTT và tòa án trong nước và quốc tế. tế.

Cơ sở đề xuất: Tòa án và trọng tài là hai hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc xem xét và quy định một cách tách biệt giữa tòa án và trọng tài trong pháp luật nước ta một thời gian dài trước đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm sút tính hấp dẫn, và hoạt động không hiệu quả của trọng tài thương mại. Ngoài ra, việc hủy phán quyết trọng tài một cách tràn lan cũng khiến cho các doanh nghiệp e ngại khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Tại cuộc hội thảo về huỷ phán quyết trọng tài, công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, Thứ trưởng bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn nhận định: "Mặc dù luật Trọng tài thương mại được ban hành năm 2010, trong đó có một mục đích là hạn chế việc hủy phán quyết trọng tài.

Tuy nhiên, sau 3 năm luật Trọng tài có hiệu lực, việc tòa án tuyên hủy quyết định của trọng tài trong nước; quyết định trọng tài nước ngoài chưa được công nhận cho thi hành đầy đủ tại Việt Nam có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm sức hấp dẫn, uy tín, hiệu quả của hoạt động trọng tài. Nếu nói rộng hơn thì môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam cũng kém hấp dẫn".Việc hoạt động không hiệu quả của trọng tài lại dẫn đến tình trạng hoạt động giải quyết tranh chấp của tòa án quá tải, án ứ đọng nhiều, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một thời gian khá dài, các quy định pháp luật về tòa án và trọng tài thời gian qua đã không tạo ra một phương thức giải quyết tranh chấp thống nhất dẫn đến việc các bên tranh chấp tìm con đường khác để giải quyết tranh chấp

của mình, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tính chất lành mạnh của môi trường kinh doanh.

Nội dung giải pháp: Chính vì vậy, một yêu cầu đặt ra để phát triển mối quan hệ

giữa tòa án và trọng tài là một mặt Tòa án chỉ cần giữ lại một số loại tranh chấp nhất định để giải quyết, còn lại Nhà nước định hướng xây dựng hành lang pháp lý và cơ chế cho các trung tâm trong tài phát triển và để các TTTT gánh vác nhiệm vụ này, giảm tải công việc của nhà nước (Luật trọng tài năm 2010 được ban hành dự kiến nhằm giảm tải khoảng 10% số lượng tranh chấp kinh tế cho toà án, chuyển sang giải quyết thông qua hệ thống trọng tài vào năm 2015), mặt khác phải vừa đảm bảo được sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhà nước đối với trọng tài và phải đảm bảo được sự hỗ trợ cần thiết của nhà nước đối với hoạt động trọng tài. Sự kiểm tra, giám sát và hỗ trợ này không phải là nhằm mục đích ngăn cản, trì hoãn hoạt động trọng tài mà mục đích là tạo điều kiện cho trọng tài hoạt động hiệu quả hơn. Nghị quyết 08 – NQ/TƯ của Bộ Chính trị ngày 02.01.2002 đã chỉ rõ “xây dựng cơ chế để nâng cao hiệu quả của các hình thức giải quyết tranh chấp như hòa giải, trọng tài nhằm góp phần xử lý đúng và nhanh chóng những mâu thuẫn, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân và giảm nhẹ công việc cho tòa án và các cơ quan Nhà nước khác”. Việc nhìn nhận đúng đắn về vị trí, vai trò của tòa án và trọng tài trong hệ thống cơ quan tài phán kinh doanh sẽ tránh xảy ra trường hợp pháp luật quá đề cao vai trò của tòa án mà xem nhẹ vai trò của trọng tài khi điều chỉnh mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài. Với những nhiệm vụ được giao, tòa án sẽ là cơ quan có tác động lớn nhất đối với hoạt động của trọng tài.

Ngoài ra đối với quan hệ hợp tác quốc tế với các tòa án nước ngoài, để thắt chặt và củng cố quan hệ giữa tòa án và trọng tài trong và ngoài nước, rất cần tăng cường sự tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực cũng như quốc tế và các chuyến viếng thăm tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm với Tòa án các nước khác. Thêm vào đó, chúng ta cũng có thể tổ chức các diễn đàn mời các thẩm phán, trọng tài viên, luật sư nước ngoài về giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau về công tác xét xử.

Điều kiện triển khai: Rõ ràng giải pháp này rất cần sự phối hợp giữa các TTTT và

tòa án trong và ngoài nước cùng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra cũng cần phải trang bị nguồn nhân lực thông thạo về ngoại ngữ và chuyên môn để giao tiếp với quốc tế và học hỏi kinh nghiệm xét xử từ họ.

Dự kiến kết quả đạt được: Việc tăng cường quan hệ với các TTTT và tòa án quốc tế sẽ góp phần quảng bá hình ảnh của các TTTT và tòa án quốc tế. Thêm vào đó, giải pháp này hứa hẹn sẽ tạo điều kiện để các thẩm phán và trọng tài viên trau dồi thêm kinh nghiệm xét xử, tăng cường giao lưu hợp tác với quốc tế trong các vụ tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, mà đặc biệt là HĐMBHHQT

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 80 - 82)