Giải pháp về phía hiệp hộ

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 82 - 83)

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp

Cơ sở đề xuất: Hiện nay vai trò của hiệp hội trong việc đại diện, đứng ra bảo vệ quyền lợi cho khối doanh nghiệp Việt Nam còn quá mờ nhạt. Theo báo cáo nghiên cứu “Thực trạng năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam” của VCCI, hiện chỉ có 35% tổng số hiệp hội có bộ phận chuyên trách về pháp luật. Khi gặp các vấn đề về pháp lý hoặc yêu cầu hỗ trợ pháp lý từ phía hội viên, điều tra cho thấy 45% các hiệp hội tự tìm hiểu và giải quyết, 25% tham vấn ý kiến của luật sư và số còn lại xin hỗ trợ của cơ quan nhà nước. Một thực trạng khác đó là chỉ có 58% số hiệp hội được điều tra có bộ phận chuyên môn về xúc tiến thương mại; 61% trong số đó là đã thực hiện xúc tiến thương mại trong thực tế. Cũng theo khảo sát này, 84% doanh nghiệp mong muốn hiệp hội của mình tăng cường số lượng các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường. 39% số hiệp hội được khảo sát thực hiện đào tạo, huấn luyện cho hội viên về kinh doanh quốc tế hoặc cách thức cạnh tranh với đối thủ nước ngoài trên thị trường nội địa. Cùng với đó, tỷ lệ cung cấp thông tin cho hội viên về kinh doanh quốc tế hoặc cạnh tranh với đối thủ nước ngoài cũng còn khiêm tốn.

Nội dung giải pháp: Hiệp hội cần tìm hiểu, tư vấn và giải đáp cho các thành viên về các quy định phát luật thương mại quốc tế, đặc biệt là pháp luật thương mại ở các thị trường quan trọng để giúp các doanh nghiệp nâng cao hiểu biết, tận dụng được

các quyền và tránh các rủi ro liên quan. Hơn nữa có thể tập hợp các thông tin liên quan về pháp luật cụ thể như tình hình tranh chấp trong kinh doanh, các dạng tranh chấp thường gặp, các biện pháp hạn chế và giải quyết tranh chấp, các vụ án tranh chấp đã xảy ra và bài học kinh nghiệm, lời khuyên của các thẩm phán, trọng tài viên… trong sổ tay định kỳ hàng tháng cung cấp cho các doanh nghiệp. Hiệp hội cũng có thể tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, giao lưu giữa các nhà làm luật và doanh nghiệp, là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hỗ trợ về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp, đại diện cho các doanh nghiệp trong mối quan hệ đại diện với cơ quan nhà nước trong việc đề xuất các nguyện vọng và khúc mắc liên quan đến việc ban hành, hoạch định chính sách phát luật thương mại.

Điều kiện triển khai: Hiệp hội cần tăng cường cả về số lượng và chất lượng nhân sự cho các bộ phận chuyên trách về pháp luật và xúc tiến thương mại, đầu tư tiền của vào các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa trong tương lai.

Dự kiến kết quả đạt được: Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và hiệp hội được cải thiện và gắn kết hơn khi hiệp hội thực sự trở thành người đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của doanh nghiệp, đặc biệt là trong các vụ tranh chấp. Ngoài ra hiệp hội cũng tăng cường vai trò hỗ trợ các hoạt động pháp lý cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ hơn. 3.3.4. Giải pháp về phía doanh

nghiệp

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 82 - 83)