Triển vọng của việc giao kết HĐMBHHQT trong thời gian tới 1 Cơ hội cho việc giao kết HĐMBHHQT

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 65 - 67)

3.1.1. Cơ hội cho việc giao kết HĐMBHHQT

Tiến trình hội nhập quốc tế đã tác động sâu rộng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội của nước ta, đặc biệt với sự kiện nước ta trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động ngoại thương của nước ta.

Đầu tiên là môi trường pháp lý để kinh doanh ngày càng thuận lợi. Các quy định hiện hành đã tạo dựng cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, gia nhập thị trường trong và ngoài nước; tạo cơ sở thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực để phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại; giảm dần những rào cản và phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế và tạo ra những cơ chế xử lý nhanh chóng các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Ngoài ra việc nhà nước thể chế hóa các chính sách kinh tế như mở cửa thị trường, hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ.

Thứ hai là cơ hội mở rộng quan hệ kinh doanh. Việc gia nhập vào WTO cùng với việc tăng cường đàm phán, ký kết các hiệp định song phương, đa phương đã thúc đẩy nền kinh tế thị trường ở nước ta tăng trưởng, mở rộng quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế với các nước. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp mà hình thức quan trọng là ký kết các

HĐMBHHQT.

Với những điều kiện thuận lợi như trên, hoạt động thương mại quốc tế ở nước ta không ngừng phát triển, cụ thể là số lượng hợp đồng xuất nhập khẩu tăng đáng kể. Tuy không có số liệu cụ thể về hợp đồng xuất nhập khẩu hay HĐMBHHQT trong thời gian qua, nhưng dựa theo tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam qua các năm 2008 đến 2012 thì tổng trị giá xuất, nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng (Bảng 3.1). Khi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng thì tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu giao kết HĐMBHHQT cũng tăng lên tương ứng.

Bảng 3.1. Thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012

Tổng XNK (triệu USD)

143.399 127.045 157.075 203.656 228.310

Nguồn: Tổng cục Hải quan http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=376&Ca tegory=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20chuy%C3%AAn%20%C4%91%

E1%BB%81&Group=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91n

g%20k%C3%AA

Có thể thấy theo xu thế hiện nay cùng với những cơ hội thuận lợi như thế này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục mở rộng thị trường và tìm kiếm các quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Lâu nay, doanh nghiệp vẫn luôn mở đơn hàng với các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Nga nhưng trước xu thế cạnh tranh hàng hóa gay gắt, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ mở rộng sang thị trường các nước châu Phi, Mỹ Latin và Trung Đông, từ đó sẽ có nhiều HĐMBHHQT được ký kết hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 65 - 67)