Quy trình giải quyết tranh chấp tại TP Hồ Chí Minh 1 Quy trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 33 - 36)

2.1.1. Quy trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và Tòa án thụ lý vụ án (các điều 25, 27, 29, 31, 33, 34, 35, 36, 37, 159, 161, 162, 163, 164, 167, 168, 169, 171 và 174 BLTTDS 2004)

Để Tòa án thụ lý vụ tranh chấp, nguyên đơn phải nộp bộ hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền trong thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật - 02 năm,

kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày giao hàng (Điều 319 LTM 2005). Tòa án chỉ chấp nhận khi đơn khởi kiện được làm bằng văn bản và gồm có các nội dung được quy định tại Điều 164 BLTTDS 2004. Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Sau khi nhận đơn khởi kiện, Toà án phải cấp giấy nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Nếu thấy đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại Điều 164.2 của BLTTDS thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại Điều 169 BLTTDS.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện phải có một trong các quyết định như: Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình theo quy định tại Điều 171 BLTTDS, hoặc chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện biết; hoặc trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp quy định tại Điều 168 BLTTDS.

Bước 2: Tòa án chuẩn bị xét xử (Các điều 85-90, 92, 93, 173, 180-188 BLTTDS 2004)

Thu thập chứng cứ: Chỉ khi đương sự có yêu cầu thì Thẩm phán mới tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ.

Hoà giải và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự: Trước khi xét xử,

thẩm phán phải tiến hành hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án vì đây là thủ tục bắt buộc. Nếu hòa giải thành công, Tòa án lập biên bản hòa giải thành và kết thúc vụ tranh chấp. Ngược lại, Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và đưa vụ tranh chấp ra xét xử.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp Thẩm phán cần ra một trong các quyết định sau: Công nhận sự thoả thuận của các đương sự (hoà giải thành), tạm

đình chỉ giải quyết vụ án, đình chỉ giải quyết vụ án hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử

Bước 3: Phiên tòa sơ thẩm (Các điều từ 196 đến 212 BLTTDS 2004)

Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Trong trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không quá 30 ngày, kể từ ngày Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa

Bước 4: Thủ tục phúc thẩm (nếu có) (Các điều từ 242 đến 256 BLTTDS 2004)

Phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực của Tòa án cấp dưới khi có kháng cáo, kháng nghị.

Kháng cáo là việc đương sự gửi lên Tòa án cấp trên hoặc Tòa án cùng cấp yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án, hoặc kể từ ngày bản án được giao cho đương sự hoặc bản án được niêm yết. Kháng nghị là việc Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Tòa án đã xét xử hoặc cấp trên yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, trong vòng 15 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp hoặc 30 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, kể từ ngày tòa tuyên án hoặc từ ngày Viện kiểm sát nhân dân nhận được bản án.

Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tuỳ từng trường hợp, Toà án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây: Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ tranh chấp ra xét xử lại, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm. Trước khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cũng phải tiến hành hòa giải và lập biên bản hòa giải. Kết quả của phiên tòa phúc thẩm có thể là: giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa bản án sơ thẩm, hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại hoặc hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ xét xử vụ án

Bước 5: Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (nếu có)

Giám đốc thẩm (Các điều từ 282 đến 303 BLTTDS 2004): Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Tái thẩm (Các điều từ 304 đến 310 BLTTDS 2004): Tái thẩm là xét lại bản

án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w