Trang bị cho mình thông tin về thị trường quốc tế cũng như đối tác mà mình đang có quan hệ làm ăn, nhất là về khả năng thanh toán của họ.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 84 - 86)

mình đang có quan hệ làm ăn, nhất là về khả năng thanh toán của họ.

Cơ sở đề xuất: Trong môi trường kinh doanh quốc tế phức tạp hiện nay, có nhiều

vụ tranh chấp xảy ra đều do sự chủ quan của doanh nghiệp, không tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng hoặc quá phụ thuộc, tin tưởng vào thông tin được cung cấp. Trước đây đã từng có vụ án liên quan đến sự chủ quan này của doanh nghiệp, gây ra thiệt hại hàng tỷ đồng của nhà nước. Đó là bài học của công ty

Unimex Thái Bình có gần 50 năm kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty đã bán 10.000 MT gạo cho Pal Algerie, CIF Incoterms 1990 và thuê tàu ARS của hãng Samoa Network với số tiền cước đã trả là 300.000 USD. Tuy nhiên công ty này thực chất chỉ là một công ty ma và đã biến mất ngay sau đó cùng với 10.000 MT gạo và 300.000 USD tiền cước. Câu chuyện này có lẽ đã không xảy ra nếu Unimex Thái Bình không quá tin tưởng vào đối tác (do VOSA – Công ty cổ phần Đại Lý Hàng Hải Việt Nam giới thiệu) và có sự kiểm tra tư cách pháp lý của hãng tàu nêu trên.

Nội dung giải pháp: Doanh nghiệp cần kiểm tra tư cách pháp lý của đối tác nước

ngoài, có thể bằng việc xem xét các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, kiểm tra báo cáo tài chính có kiểm toán của đối tác. Bên cạnh đó, cần tăng cường liên hệ với các hiệp hội, ngân hàng, cơ quan đại diện ngoại giao… hoặc có thể sử dụng dịch vụ xác minh từ các công ty cung cấp để tìm hiểu về quá khứ, lịch sử hình thành của công ty, kinh nghiệm và uy tín trong kinh doanh. Ngoài ra doanh nghiệp cần chủ động theo dõi, cập nhật các tin tức về đất nước con người, tình hình chính trị xã hội, địa lý khí hậu, chế độ chính trị, hiến pháp, các chính sách kinh tế và xã hội, thái độ chính trị của nước bạn đối với nước mình. Doanh nghiệp cũng cần nắm bắt cả những thông tin kinh tế cơ bản về tập quán tiêu dùng, dung lượng thị trường, tỷ giá hối đoái, tình hình nợ nần…Đặc biệt trong trường hợp muốn tiến hành làm ăn với doanh nghiệp ở nước đang có bất ổn về kinh tế chính trị thì phải yêu cầu có sự bảo lãnh từ ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng đáng tin cậy.

Điều kiện triển khai: Doanh nghiệp cần đầu tư thời gian và tiền bạc để kiểm tra về đối tác hoặc nước của đối tác kĩ lưỡng nhất là lúc ban đầu mới thiết lập quan hệ kinh doanh, ngoài ra cũng cần có sự liên hệ chặt chẽ với các hiệp hội, ngân hàng, cơ quan đại diện ngoại giao để nắm thông tin cập nhật và chính xác, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra chỉ vì sự chủ quan.

Dự kiến kết quả đạt được: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc trang bị cho bản thân kiến thức về thị trường quốc tế và thông tin về

đối tác kinh doanh của mình, từ đó mà có thể chủ động loại bỏ những đối tượng nghi vấn, hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp như trường hợp trên.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 84 - 86)