Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 31 - 32)

Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án, quyết định của tòa án về vụ tranh chấp sẽ được bảo đảm thi hành bằng sự cưỡng chế của nhà nước. Về bản chất đây là phương thức mang ý chí quyền lực nhà nước, tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp trên cơ sở quy định của pháp luật.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp thường áp dụng phương thức giải quyết tại tòa án hơn là trọng tài thương mại vì trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ và hiệu lực phán quyết có tính khả thi cao hơn so với trọng tài. Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ vẫn được đảm bảo nếu bên kia có tài sản để thi hành án. Nguyên tắc xét cử công khai có tính răn đe đối với những trường hợp vi phạm pháp luật và các tòa án cũng có điều kiện tốt hơn trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra, triệu tập bên thứ ba có liên quan.

Tuy nhiên phương thức này cũng tồn tại một số hạn chế, tiêu biểu như thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt, phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo dẫn đến quá trình tố tụng có thể trì hoãn và kéo dài, qua nhiều cấp xét xử, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó nguyên tắc xét xử công khai là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ và uy tín kinh doanh giảm sút. Thủ tục tố tụng và giải quyết tranh chấp thường đòi hỏi phải tiến hành bằng ngôn ngữ của quốc gia nơi có tòa án, như vậy bắt buộc phải dịch toàn bộ chứng từ, giấy tờ có liên quan ra ngôn ngữ này. Ngoài ra không phải lúc nào thẩm phán của tòa án quốc gia cũng có hiểu biết chuyên môn sâu về vấn đề tranh chấp để giải quyết. Quan trọng là thông thường khả năng thực hiện quyết định của tòa án ở trên lãnh thổ của một quốc gia khác là hết sức hạn chế, thường chỉ được công nhận

tại một nước khác thông qua hiệp định tư pháp song phương theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w