dịch mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện ngày càng nhiều, dần khẳng định được tầm quan trọng của HĐMBHHQT trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
Theo số liệu về các vụ án tranh chấp trong chương 2, dù số lượng các vụ tranh chấp có thể biến động lên xuống theo từng năm, nhưng xu thế chung là sẽ ngày càng tăng, phù hợp với việc Việt Nam gia nhập ngày càng sâu rộng vào môi trường kinh doanh quốc tế. Các vấn đề liên quan đến các điều khoản cơ bản trong hợp đồng, trực tiếp ảnh hướng đến quyền và nghĩa vụ của các bên như vấn đề về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và vấn đề thanh toán sẽ tiếp tục gia tăng.
Có một thực tế là mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các giao dịch này nhưng vị thế của các doanh nghiệp trong giao kết và thực hiện hợp đồng vẫn còn khá thấp. Điều này chủ yếu do kinh nghiệm đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài còn non yếu, nhiều doanh nghiệp không nắm được nguyên tắc khi giao kết với khách hàng, thường với những hợp đồng có giá trị lớn phải dựa vào dự thảo do đối tác đưa ra. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam dù chưa nắm rõ pháp luật nước ngoài hay tập quán quốc tế, song do đối tác nước ngoài luôn muốn áp dụng luật nước ngoài trong hợp đồng, nên doanh nghiệp dù không muốn vẫn phải chấp thuận các điều khoản của đối tác đưa ra. Thêm vào đó, theo thống kê từ năm 1993 đến năm 2010 của TTTT Quốc tế Việt Nam – VIAC thì 37,09% tranh chấp liên quan đến luật áp dụng nên dự báo trong khoảng thời gian tới vẫn sẽ có nhiều tranh chấp xảy ra liên quan đến vấn đề này. Ngoài ra, sẽ xuất hiện các vấn đề tranh chấp mới liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ, việc đàm phán, ký kết hợp đồng bằng miệng… mà các doanh nghiệp rất cần trang bị vững vàng những kiến thức về kinh doanh và pháp luật để ngăn ngừa và giải quyết những vụ kiện tụng kéo dài và phát sinh nhiều chi phí. 3.3. Giải pháp nhằm hạn chế và giải
quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT