1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về BVMT
a) Tăng cƣờng, nâng cao nhận thức về trách nhiệm PTBV và BVMT đối với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phƣơng, xóa bỏ tƣ tƣởng chạy theo lợi ích kinh tế mà bỏ qua các yêu cầu về BVMT.
b) Nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội, trách nhiệm về BVMT của cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cƣ. Ban hành các giải thƣởng môi trƣờng hàng năm. Thực hiện các ngày lễ, tuần lễ, các sự kiện về môi trƣờng.
c) Tăng cƣờng giáo dục về môi trƣờng cho các tầng lớp học sinh, sinh viên, đƣa các nội dung môi trƣờng vào trƣờng học.
2. Tăng đầu tƣ cho BVMT
a) Tăng đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc cho BVMT, phấn đấu đến 2020 đạt 3% tổng chi ngân sách. Tăng vai trò, trách nhiệm của ngành tài nguyên và môi trƣờng trong đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng
b) Tạo cơ chế thu hút đầu tƣ cho BVMT, cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi về BVMT, tăng cƣờng hợp tác công tƣ (PPP) trong BVMT. Tạo thị trƣờng cho các sản phẩm thân thiện môi trƣờng. Thu hút đầu tƣ từ cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc cho BVMT thông qua các cơ chế tài chính phù hợp.
c) Huy động sự tham gia BVMT của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính trị, xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội … thành lập các quỹ tài trợ cho các sáng kiến, phong trào hoạt động BVMT vì lợi ích của cộng đồng.
3. Tăng cƣờng việc thực thi chính sách pháp luật BVMT
a) Nghiên cứu sửa đổi pháp luật, cải tiến trình tự, thủ tục về thanh tra môi trƣờng, tăng nặng các hình thức xử phạt.
b) Tăng cƣờng năng lực thanh tra, kiểm tra. Thành lập Nhóm công tác liên ngành về môi trƣờng cấp tỉnh, thƣờng xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra. Tăng cƣờng vai trò giám sát của các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng trong việc thực hiện pháp luật về môi trƣờng
c) Nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra. Xử phạt nghiêm và bắt buộc thực hiện nghĩa vụ bồi thƣờng môi trƣờng đối với các trƣờng hợp vi phạm.
4. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về BVMT
a) Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện để sửa đổi, bổ sung Luật BVMT nhằm đáp ứng giai đoạn phát triển mới của đất nƣớc. Hƣớng tới xây dựng Bộ Luật Môi trƣờng, các luật về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, Luật Tái chế chất thải, Luật Không khí sạch, v.v. Hoàn thiện các công cụ kinh tế trong BVMT nhƣ triển khai áp dụng Luật Thuế BVMT, chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng, các loại phí BVMT, v.v. Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các công cụ mới trong BVMT.
b) Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cƣờng năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng. Rà soát, sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ, phân công, phân cấp giữa các bộ, ngành, giữa trung ƣơng và địa phƣơng trong BVMT.
c) Xây dựng quy hoạch phân vùng môi trƣờng làm cơ sở cho quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất. Đảm bảo các yêu cầu về BVMT trong các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị.
5. Phát triển khoa học công nghệ và ngành công nghiệp môi trƣờng
a) Tăng cƣờng nghiên cứu khoa học về BVMT. Tăng kinh phí và tăng cƣờng năng lực cho các cơ sở nghiên cứu về BVMT đồng thời thúc đẩy việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong BVMT.
b) Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trƣờng theo Quyết định 1030/QĐ-TTg ngày 20/7/2009 của Thủ tƣớng chính phủ.
c) Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển dịch vụ môi trƣờng theo Quyết định 249/QĐ-TTg ngày 10/2/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ.
a) Tăng cƣờng năng lực quan trắc và quản lý thông tin môi trƣờng, từng bƣớc nâng cấp, xây dựng hệ thống quan trắc môi trƣờng hiện đại.
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trƣờng vững mạnh, phục vụ các yêu cầu về BVMT.
c) Tăng cƣờng sự tiếp cận thông tin môi trƣờng cho cộng đồng, đồng thời đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong quá trình ra quyết định về quản lý môi trƣờng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT.
7. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về BVMT
a) Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế về BVMT trong thời kỳ mới nhằm thu hút nguồn lực cho BVMT. Chủ động, sáng tạo trong việc đề xuất các sáng kiến hợp tác quốc tế. Tham gia, tổ chức thực hiện hiệu quả các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
b) Thúc đẩy hợp tác về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng xuyên biên giới, hợp tác về khai thác, bảo vệ nguồn nƣớc với các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông.