NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG LỚN CỦA NƢỚC TA HIỆN NAY 1 Ô nhiễm môi trƣờng tiếp tục gia tăng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG (Trang 110 - 111)

1. Ô nhiễm môi trƣờng tiếp tục gia tăng

Theo Báo cáo hiện trạng quốc gia 2010, vẫn tiếp tục phát sinh thêm các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng mới trong khi việc xử lý các nguồn đang gây ô nhiễm chƣa đƣợc thực hiện tốt. Nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng chƣa đƣợc xử lý triệt để theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg. Các khu vực tồn lƣu chất dioxin, thuốc bảo vệ thực vật, các chất gây ô nhiễm môi trƣờng, các kênh, mƣơng, ao hồ...chƣa đƣợc xử lý, phục hồi môi trƣờng. Hầu hết các khu đô thị, phần lớn các khu công nghiệp, làng nghề chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung. Chất thải rắn chƣa đƣợc thu gom, vận chuyển, chôn lấp đúng yêu cầu kỹ thuật. Chất thải nguy hại chƣa đƣợc quản lý tốt, việc xử lý, tiêu hủy, chôn lấp chƣa bảo đảm về môi trƣờng. Hệ thống bãi thải còn thiếu, hầu hết không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng. Nhiều khu vực môi trƣờng đã bị ô nhiễm, tồn dƣ hóa chất, thuộc bảo vệ thực vật, các chất gây ô nhiễm môi trƣờng chƣa đƣợc khắc phục, cải tạo.

2. Khai thác tài nguyên thiếu bền vững

Do nhu cầu về công nghiệp hóa và đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp sẽ suy giảm, và để đảm bảo an ninh lƣơng thực thì phải thâm canh tăng năng suất. Đất bị khai thác quá mức sẽ bị ô nhiễm, suy thoái, mất độ mùn, dinh dƣỡng. Tài nguyên nƣớc chƣa đƣợc quản lý tổng hợp theo lƣu vực sông, việc khai thác nƣớc còn gây tác động đến môi trƣờng. Nƣớc ngầm do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng đang có chiều hƣớng bị ô nhiễm và cạn kiệt. Trong khoáng sản, công nghệ khai thác và chế biến còn hạn chế gây tác động ô nhiễm, suy thoái lên môi trƣờng. Đối với tài nguyên biển, các phƣơng thức khai thác thiếu bền vững đang làm suy thoái nguồn tài nguyên biển. Ngoài ra, các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ven bờ, trên các đảo cũng đang làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trƣờng biển.

3. Suy giảm đa dạng sinh học

Mặc dù độ che phủ của rừng có thể tăng, song chất lƣợng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy giảm. Việc phá rừng ngập mặn, để nuôi trồng thủy sản vẫn còn. Các hệ sinh thái tiếp tục bị suy giảm, các động vật hoang dã,

khẩu các loài ngoại lai xâm hại, các sinh vật biến đổi gen sẽ tiếp tục là những vấn đề lớn đối với ĐDSH ở nƣớc ta.

4. Tác động của biến đổi khí hậu

Trong thời gian tới, theo dự báo của nhiều tổ chức trên thế giới, Việt Nam là một trong những nƣớc sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng của BĐKH. Bộ TNMT cũng đã đƣa ra các kịch bản dự báo về BĐKH ở nƣớc ta, theo đó đến 2100, nhiệt độ có thể tăng 2-3o

C; mực nƣớc biển có thế dâng cao từ 75-100 cm.

Những thay đổi này sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái, các loài động thực vật, các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, cũng nhƣ sức khỏe của con ngƣời.

5. Còn nhiều bất cập trong công tác quản lý môi trƣờng

Trên cơ sở rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lƣợc BVMT quốc gia đến 2010 đã nêu trên, có thể nhận thấy 03 vƣớng mắc lớn nhất trong công tác quản lý môi trƣờng nƣớc ta hiện nay là:

a) Ý thức trách nhiệm về BVMT của các cấp, các ngành, công đồng doanh nghiệp, ngƣời dân còn chƣa cao. Tƣ tƣởng ƣu tiên tăng trƣởng kinh tế, coi nhẹ BVMT còn phổ biến.

b) Đầu tƣ cho BVMT chƣa đáp ứng yêu cầu, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về BVMT ở các đô thị, các khu công nghiệp, các làng nghề... chƣa đƣợc đầu tƣ phát triển dẫn đến tình trạng ô nhiễm gia tăng.

c) Việc thực thi các quy định pháp luật về BVMT còn yếu, làm giảm hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc về BVMT.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)