- Chất thải gia đình hay còn gọi là rác sinh hoạt bao gồm các loại chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình.
f) Công nghệ chôn lấp
- Chôn lấp hợp vệ sinh Ià biện pháp tiêu huỷ chất thải đã đƣợc áp dụng rộng rãi trên thế giới.
- Nhiều nƣớc tiên tiến đã áp dụng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh đối với CTNH: Mỹ , Nhật, Canada,…
- Đối với chôn lấp CTNH, yêu cầu kỹ thuật phải an toàn hơn so với chôn lấp chất thải sinh hoạt.
Quy trình chôn lấp CTNH
- CTNH đƣợc sắp xếp vào ô chôn lấp nhờ hệ thống cẩu di dộng gắn cùng khung có mái che.
- CTNH đƣợc nén chặt bằng các con lăn cơ khí trên máy nâng và đƣợc đầm chặt tại ô chôn lấp nhờ xe chuyên dụng hoặc máy đầm.
- Sau mỗi ngày hoặc sau mỗi lớp CTNH (dày tối đa 2m), che phủ bằng lớp đất ẩm. - Khi lƣợng CTNH đã đầy ô, tiến hành che phủ cuối cùng. Khi kết thúc ô chôn lấp này, CTNH đƣợc chôn ở ô tiếp theo.
- Khi tất cả các ô đã đƣợc điền đầy, làm thủ tục đóng bãi. Các hoạt động giám sát môi trƣờng, báo cáo, duy tu sửa chữa... Tiến hành trong thời gian 20 - 50 năm tính từ khi đóng bải chôn lấp.
Câu hỏi:
1. Chất thải rắn là gì?
2. Việc phân loại CTR theo những tiêu chí nào?
3. Cho ví dụ về chất thải rắn thông thƣờng và chất thải nguy hại? 4. Nêu các nguồn phát sinh chất thải rắn?
5. Nêu thành phần, tính chất của chất thải rắn? 6. Nêu các thứ tự ƣu tiên trong quản lý CTR?
7. Hãy liệt kê các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các nguồn phát sinh CTR? 8. Lợi ích và hạn chế của tái chế, tái sử dụng CTR là gì?
9. Nêu các nguyên tắc cơ bản khi xử lý CTR? 10. Mục đích của phƣơng pháp xử lý CTR là gì? 11. Các bƣớc lựa chọn công nghệ xử lý CTR? 12. Nêu các phƣơng pháp xử lý CTR?
13. Nêu tính chất cơ bản của CTNH? 14. Cơ sở để phân loại CTNH?
15. Nêu các giải pháp giảm thiểu CTNH tại nguồn? 16. Nêu các phƣơng pháp xử lý CTNH?
17. Phƣơng pháp xử lý CTNH nào đƣợc áp dụng phổ biến hiện nay? Nêu quy trình của phƣơng pháp đó?
18. Những loại CTNH nào phải dùng công nghệ thêu đốt để xử lý? 19. Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp đốt?
20. Nguyên nhân gia tăng CTR đô thị là gì?
21. Anh (chị) suy nghĩ gì về những ảnh hƣởng của CTR tới môi trƣờng và con ngƣời.
Tài liệu tham khảo
{1} Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ tài nguyên Môi trƣờng về quản lý chất thải nguy hại.
{2} Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
{3} Nguyễn Văn Phƣớc – Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp, Trƣờng ĐH Kỹ thuật Quốc gia.
{4} Cục bảo vệ môi trƣờng – Chất thải trong quá trình sản xuất, NXB Lao Động {5} Bộ Y tế, Vụ điều trị - Tài liệu hƣớng dẫn thực hành quản lý chất thải y tế - NXB Y Học, Hà nội 2000
CHƢƠNG IX