QUAN ĐIỂM, TẦM NHÌN 2030 VÀ MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020 1 Quan điểm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG (Trang 112 - 114)

1. Quan điểm

a) Bảo vệ môi trƣờng cùng với phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội là 3 trụ cột của tiến trình phát triển đất nƣớc theo hƣớng bền vững;

b) Phát triển hài hòa với thiên nhiên, dựa trên các hệ sinh thái, tôn trọng các quy luật tự nhiên, ít chất thải và các bon thấp, hƣớng tời nền kinh tế xanh;

c) Khai thác hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên; tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, năng lƣợng trong sản xuất và tiêu dùng; tái sử dụng, chế chất thải nhằm giảm áp lực, duy trì, phát triển nguồn vốn tự nhiên của đất nƣớc;

d) Chú trọng phòng ngừa, từng bƣớc loại bỏ các nguồn hiện đang gây ô nhiễm môi trƣờng, làm suy thoái tài nguyên, kết hợp phục hồi, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

đ) Bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp, toàn xã hội và mỗi ngƣời dân, phải phối hợp liên ngành, thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng;

e) Tổ chức, các nhân hƣởng lợi từ tài nguyên và môi trƣờng phải chi trả, gây ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái tài nguyên phải chịu chi phí giải quyết ô nhiễm và phục hồi môi trƣờng.

2. Tầm nhìn 2030

Ngăn chặn, đảo ngƣợc xu hƣớng gia tăng ô nhiễm, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặt nền móng cho nền kinh tế xanh, xã hội các bon thấp vì sự thịnh vƣợng và phát triển bền vững đất nƣớc.

3. Mục tiêu đến năm 2020

3.1. Mục tiêu tổng quát

Kiềm chế về cơ bản xu hƣớng gia tăng ô nhiễm, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học, cải thiện một bƣớc chất lƣợng môi trƣờng, xây dựng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, vì mục tiêu phát triển bền vững đất nƣớc.

3.2. Mục tiêu cụ thể và một số chỉ tiêu phấn đấu đến 2020

a) Kiềm chế về cơ bản xu hướng gia tăng ô nhiễm trước năm 2020, tạo tiền đề để đảo ngược trong giai đoạn 2020 - 2030,bao gồm:

bảo đảm 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng;

2) Giải quyết về cơ bản vấn đề môi trƣờng làng nghề, trong chăn nuôi và vệ sinh môi trƣờng nông thôn;

3) Bảo đảm an toàn hóa chất, an toàn bức xạ, hạt nhân không để phát tán gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân;

4) Bảo đảm các đô thị loại IV trở lên và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt yêu cầu; nâng tỷ lệ nƣớc thải đƣợc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng lên trên 70% tổng lƣợng nƣớc thải phát sinh;

5) Nâng tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đƣợc thu gom lên trên 90%; tái chế, tái sử dụng hoặc thu hồi năng lƣợng, sản xuất phân bón trên 85%; từng bƣớc giảm dần, tiến tới loại bỏ sản xuất và sử dụng túi ni lông;

6) Bảo đảm 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế đƣợc xử lý, tiêu hủy đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy;

b) Kiềm chế về cơ bản xu hướng suy giảm đa dạng sinh học, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên, bao gồm:

1) Tỷ lệ che phủ rừng tiếp tục tăng, đạt trên 43% vào năm 2015 và trên 45% vào năm 2020; tỷ lệ rừng nguyên sinh đƣợc giữ ở mức 5 triệu ha, tƣơng đƣơng 7,5 - 8% tổng diện tích rừng; đảo ngƣợc xu hƣớng suy giảm rừng ngặp mặn, các thảm cỏ biển, rạn san hô trƣớc năm 2020;

2) Hình thành đồng bộ hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn, trên các vùng đất ngập nƣớc và trên biển, nâng tổng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên lên trên 2,5 triệu ha, đáp ứng nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học tại chổ;

3) Kiềm chế đà suy giảm nhanh số loài và số cá thể của các loài hoang dã; bảo tồn, không để tuyệt chủng thêm các loài nguy cấp, quy, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ; ngăn chặn xu hƣớng suy thoái nguồn gen quý, có giá trị;

4) Ngăn chặn và đảo ngƣợc xu hƣớng suy giảm nguồn lợi thủy sản, đặc biệt vùng biển ven bờ;

5) Ngăn chặn xu hƣớng hoang mạc hóa, suy giảm nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm ở một số khu vực do khai thác quá mức, canh tác nông nghiệp, sử dụng thiếu bền vững.

c) Chất lượng môi trường, điều kiện sống của nhân dân được cải thiện một bước cơ bản, bao gồm:

1) Các hồ ao, kênh, mƣơng, đoạn sông bị ô nhiễm trong các đô thị cấp IV trở lên và các khu dân cƣ đƣợc phục hồi, làm sống lại;

2) Các vùng đất bị nhiễm độc, tồn dƣ hóa chất đƣợc xác định, khoanh vùng và từng bƣớc đƣợc xử lý, cải tạo;

3) 30 - 40% diện tích các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái, đặc biệt là rừng ngập mặn, đất ngập nƣớc đƣợc phục hồi, tái sinh;

4) 100% dân số đƣợc cung cấp nƣớc sạch;

5) Tỷ lệ diện tích công viên, cây xanh trong các đô thị đƣợc nâng lên trên 10m2/ngƣời

6) Chất lƣợng môi trƣờng không khí đô thị đƣợc cải thiện một bƣớc về cơ bản.

d) Năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu được xây dựng, tăng cường bao gồm:

1) Nhận thức và hiểu biết của các cấp, các ngành và ngƣời dân về biến đổi khí hậu, các tác động của biến đổi khí hậu đƣợc nâng cao; năng lực, kinh nghiệm thích nghi, sống chung với biến đổi khí hậu của ngƣời dân và cộng đồng đƣợc bảo đảm;

2) Kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng đƣợc cụ thể hóa cho các vùng, miền, công bố công khai; các tác động của biến đổi khí hậu đƣợc phân tích, dự báo và năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu đƣợc xây dựng;

3) Mức độ sử dụng hiệu quả năng lƣợng tăng trên 30% so với năm 2010; năng lƣợng tái tạo từng bƣớc đƣợc phát triển, đạt trên 5% tổng tiêu thu năng lƣợng;

4) Giảm 30% lƣợng phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP hoặc đầu ngƣời so với kịch bản thông thƣờng vào năm 2020.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)