GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
1. Những thành tựu chính đã đạt đƣợc1
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chiến lƣợc BVMT quốc gia đến 2010, công tác BVMT nƣớc ta đã đạt đƣợc một số kết quả quan trọng sau đây:
a) Nhận thức về BVMT và phát triển bền vững (PTBV) đã đƣợc nâng lên. Vấn đề BVMT đã đƣợc lồng ghép vào các chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển của Đảng và Nhà nƣớc. Quan điểm phát triển nhanh, bền vững, tăng trƣởng kinh tế đi đôi với BVMT và bảo đảm an sinh xã hội đã đƣợc khẳng định trong Chiến lƣợc Phát triển KTXH 2001-2010 và Chiến lƣợc Phát triển KTXH 2011-2020. Kế hoạch Phát triển KTXH 2011-2015 cũng đã đƣợc xây dựng theo định hƣớng PTBV, với việc gắn kết các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng.
b) Hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT đã đƣợc xây dựng khá đầy đủ và toàn diện với các văn bản khung là Luật BVMT 2005 và Luật Đa dạng sinh học 2008 đƣợc ban hành. Hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành đang ngày càng đƣợc, bổ sung, hoàn thiện. Pháp luật về Đất đai, Tài nguyên nƣớc, Bảo vệ và Phát triển rừng, Thủy sản, Hóa chất, Khoáng sản... đang dần đƣợc đƣợc bổ sung, sửa đổi trong thời gian qua quy định đầy đủ, cụ thể hơn về BVMT.
c) Hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng từ trung ƣơng đến địa phƣơng đã từng bƣớc đƣợc kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định. Tổng cục Môi trƣờng trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (TNMT) đƣợc thành lập. Tại các bộ, ngành chủ chốt đều có Vụ Môi trƣờng hoặc bộ phận quản lý về môi trƣờng.
Hầu hết các tỉnh, thành phố đã thành lập Chi cục Bảo vệ môi trƣờng trực thuộc Sở TNMT, với số lƣợng biên chế từ 10 đến 15 cán bộ. Đã có 672/674 quận, huyện trên cả nƣớc thành lập phòng TNMT (trừ huyện đảo Bạch Long Vĩ và Trƣờng Sa). Ở hầu hết các xã, phƣờng đều đã có cán bộ địa chính kiêm nhiệm công tác BVMT.
Ở nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ban quản lý khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh... cũng đã thành lập các phòng, ban, bộ phận hoặc
bố trí cán bộ chuyên trách về môi trƣờng.
d) Kinh phí cho công tác BVMT đã đƣợc tăng cƣờng. Chi ngân sách cho BVMT đã tăng dần trong những năm qua, đạt 1% tổng chi ngân sách và đến năm 2010 đạt khoảng 6.000 tỷ đồng, gấp ba lần so với năm 2004. Trong giai đoạn 2000-2009 đã huy động đƣợc nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho BVMT đạt khoảng 3,2 tỷ USD (bao gồm cả lâm nghiệp, cấp thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải và vệ sinh môi trƣờng), trong đó vốn vay đạt khoảng 2,4 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại đạt khoảng 0,79 tỷ USD.
đ) Nhiều nội dung về phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Một số dự án lớn có tiềm năng gây ô nhiễm đã bị từ chối cấp phép đầu tƣ. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị đã đƣợc tăng lên, ƣớc đạt 80-82% ở các vùng nội thị, 70-72 % tính chung cho các đô thị (năm 2003 là 60 - 70%), tỷ lệ chất thải rắn y tế đƣợc thu gom, xử lý đạt mức cao từ 90-95%.
Trong sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ số xã áp dụng quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trên toàn quốc đạt khá cao, khoảng 60-65%, tỷ lệ xã đƣợc phổ biến, tập huấn các quy định về phân bón và thuốc BVTV đạt khoảng 75%. Vệ sinh môi trƣờng nông thôn dần đƣợc cải thiện, với khoảng 53% đƣờng nông thôn đã đƣợc kiên cố hóa, 8-10% hộ gia đình dùng khí sinh học, số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt khoảng 63% (năm 2003 là 28-30%), tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc cấp nƣớc hợp vệ sinh đạt 71-79% (năm 2003 là 40%) .
Về bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH, đã thiết lập đƣợc 164 khu vực bảo vệ, bao gồm 30 vƣờn quốc gia, 69 khu bảo tồn thiên nhiên và 45 khu bảo tồn văn hóa và lịch sử và 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm, dự kiến thiết lập và đƣa vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển. Tỷ lệ diện tích đất có rừng che phủ đã tăng từ 34,4% năm 2003 lên 39,5% năm 2010.
2. Các vấn đề yếu kém
a) Về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, tỷ lệ dự án đƣợc kiểm tra, xác nhận tuân thủ báo cáo ĐTM trƣớc khi cho phép vận hành mới đạt khoảng 17%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện nghiêm túc các cam kết trong báo cáo ĐTM chỉ đạt khoảng 38-40%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn (SXSH), kiểm toán chất thải, hệ thống quản lý ISO 14000 còn thấp. Việc nhập khẩu chất thải trái phép vẫn còn tồn tại.
Hầu hết chất thải rắn sinh hoạt chƣa đƣợc phân loại tại nguồn. Mới chỉ có khoảng 30-40% số xã ở nông thôn có tổ chức thu gom rác thải. Phƣơng thức xử lý chất thải rắn chính vẫn là chôn lấp với 80% bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Hoạt động tái chế chất thải mới chỉ ở quy mô nhỏ, thủ công nghiệp, tự phát, chủ yếu là do các cơ sở sản xuất ở các làng nghề thực hiện với công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng. Tỷ lệ chất thải nguy hại đƣợc thu gom, xử lý còn thấp. Phần lớn nƣớc thải
sinh hoạt đô thị chƣa đƣợc xử lý, chƣa tách riêng nƣớc mƣa và nƣớc thải. Vẫn còn gần 60% các KCN, KCX chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung.
Tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, nhìn chung chậm so với yêu cầu.
b) Về khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng, nhìn chung vẫn chƣa đƣợc thực hiện triệt để. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, tồn dƣ các chất gây ô nhiễm trong đất, nƣớc, ùn tắc giao thông, ngập úng ở các đô thị chƣa có xu hƣớng giảm. Vẫn còn khoảng 3,7 ha đất bị ô nhiễm chất độc da cam, đi-o-xin ở sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát chƣa đƣợc xử lý. Trên cả nƣớc vẫn còn 335 điểm ô nhiễm môi trƣờng do thuốc BVTV tồn đọng gây ra. Ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề chƣa đƣợc giải quyết.
c) Về bảo tồn ĐDSH, các hệ sinh thái tự nhiên tiếp tục bị thu hẹp diện tích, mặc dù độ che phủ có tăng, song chất lƣợng rừng tiếp tục giảm. Rừng tự nhiên vẫn đang bị suy thoái về chất lƣợng, với hơn 2/3 diện tích đƣợc coi là rừng nghèo và tái sinh. Rừng phòng hộ đầu nguồn trên lƣu vực những con sông lớn vẫn đang bị chuyển đổi mục đích sử dụng và bị chặt phá. Hệ sinh thái đất ngập nƣớc nội địa và vùng ven biển bị suy thoái, tính đa dạng sinh học giảm. Việc phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản vẫn còn tiếp diễn ở một số địa phƣơng. Các hệ sinh thái san hô, cỏ biển suy giảm nhanh, nhiều nơi bị phá huỷ hoàn toàn.
Số loài và số cá thể của các loài hoang dã tiếp tục bị suy giảm nhanh do nạn săn bắt, khai thác quá mức, thiếu bền vững. Các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao vẫn tiếp tục bị săn bắt, buôn bán trái phép. Nguồn gen cũng đang trên đà bị suy thoái, thất thoát. Quản lý an toàn sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của sinh vật biến đổi gen chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Tình trạng thiếu kiểm soát để các sinh vật ngoại lai xâm hại xâm nhập, phát triển vẫn tiếp diễn.
d) Phần lớn các chƣơng trình của Chiến lƣợc không đƣợc thực hiện một cách triệt để, cụ thể, 23/36 chƣơng trình (chiếm 64%) không đƣợc triển khai thực hiện một cách riêng biệt mà chỉ đƣợc lồng ghép trong các hoạt động của cơ quan chủ trì. Trong số 13/36 chƣơng trình đƣợc thực hiện (chiếm 36%), chỉ có 1 chƣơng trình (3%), đạt tiến độ theo kế hoạch đề ra, còn lại đều bị chậm, với 8% chƣơng trình thực hiện khá tốt, 8% thực hiện trung bình và 17% số chƣơng trình thực hiện ở mức yếu kém. Hầu hết các mục tiêu cụ thể của Chiến lƣợc BVMT quốc gia đề ra đến năm 2010 đều không đạt đƣợc (xem Phụ lục).
3. Nguyên nhân của những yếu kém
a) Ý thức trách nhiệm về BVMT của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng còn thấp. Mặc dù BVMT đã đƣợc lồng ghép trong các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc, song trong triển khai thực hiện, tƣ tƣởng ƣu tiên cho tăng trƣởng kinh tế nhanh mà chƣa quan tâm đến BVMT vẫn còn phổ biến. Ý thức về bảo
vệ môi trƣờng vẫn chƣa trở thành thói quen, nếp sống của đa số cộng đồng dân cƣ, các hộ gia đình. Nhận thức về trách nhiệm BVMT của một bộ phận lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp, trong nhiều trƣờng hợp còn cố ý xả thải gây ô nhiễm môi trƣờng để thu lợi nhuận kinh tế, điển hình nhƣ các vụ Vê-đan, Miwon, Tung Kuang… trong thời gian qua.
b) Nguồn lực và cơ sở hạ tầng cho BVMT còn hạn chế. Lực lƣợng cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng còn thiếu về số lƣợng, bất cập về năng lực chuyên môn, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý, đặc biệt là ở cấp cơ sở.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trƣờng còn lạc hậu, thấp kémHầu hết các đô thị trên cả nƣớc chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, chƣa có hệ thống tiêu thoát nƣớc thải tách riêng. Các bải chôn lấp chất thải rắn chƣa đạt yêu cầu kỹ thuật, công suất chôn lấp thấp. Ngành dịch vụ môi trƣờng, công nghiệp tái chế chƣa phát triển. Công nghệ môi trƣờng, kỹ thuật và trang thiết bị xử lý chất thải rắn, CTNH còn yếu kém.
Chi ngân sách cho sự nghiệp BVMT đến 2010 mặc dù đã tăng lên nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.Nhiều địaphƣơng không bố trí đủ 1% chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp BVMT, nhiều địa phƣơng khác bố trí một số nội dung chi không đúng quy định. Công tác xã hội hóa hoạt động BVMT chƣa thực sự hiệu quả, chƣa huy động tốt các nguồn lực trong xã hội cho BVMT.
c) Một số chính sách, quy định pháp luật về BVMT đã bộc lộ bất cập nhƣ việc ĐMC, giám sát hậu ĐTM; thiếu hƣớng dẫn chi tiết về cơ chế ƣu đãi, hỗ trợ trong BVMT; thiếu các tiêu chuẩn, QCKT trong quản lý môi trƣờng... và thiếu nhiều cơ chế chính sách mới để đáp ứng công tác BVMT trong tình hình mới.
d) Tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém. Công tác cƣỡng chế tuân thủ pháp luật BVMT còn yếu. Hoạt động thanh tra bị bó hẹp trong thủ tục hành chính, thiếu linh hoạt và bất cập, phải báo trƣớc cho đối tƣợng bị thanh tra, quá trình làm việc phải qua nhiều thủ tục bắt buộc, mức phạt dù đã đƣợc nâng lên song chƣa cao, xử lý vi phạm chƣa nghiêm... dẫn đến hiệu lực của các quy định pháp luật về BVMT bị giảm.
đ) Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng còn nhiều bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn, bỏ sót. Trong khi đó, sự phối hợp chƣa chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành, giữa các cấp trung ƣơng và địa phƣơng làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng. . Vai trò giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chƣa thật rõ và chƣa đƣợc phát huy đúng mức. Sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng trong việc xây dựng và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT chƣa cao.
cũng có nhiều điểm khiếm khuyết. Là một văn bản Chiến lƣợc tổng thể, toàn diện, định hƣớng công tác BVMT thời gian qua, tuy nhiên, phần lớn các mục tiêu đề ra đến năm 2010 là thiếu tính khả thi. Một số mục tiêu thiếu cụ thể, không rõ ràng, không định lƣợng và không phù hợp với hệ thống các chỉ tiêu thống kê, (ví dụ nhƣ nhƣ tỷ lệ đƣờng phố có cây xanh, tỷ lệ hệ sinh thái bị suy thoái đƣợc phục hồi....). Một số nội dung của Chiến lƣợc cũng chƣa phù hợp với điều kiện thực tiễn ở nƣớc ta nên trên thực tế không thực hiện đƣợc. Phần lớn các chƣơng trình đề ra chỉ mang tính định hƣớng mà chƣa nêu rõ đƣợc mục tiêu, yêu cầu và nguồn lực bảo đảm thực hiện.